Kiếm tiền không tri thức

Để lại cho con tủ sách là cho cần câu, ngôi nhà là con cá, nhà bán ra tiền một lần nhưng có “cần câu” sẽ có nhiều nhà khác.

Người thiếu tiền mở miệng ra luôn nói đến tiền, người thiếu tri thức lại luôn nói tri thức. Tuy nhiên, người thiếu tiền không biết rằng tri thức cũng là tiền, thậm chí có tiền chưa chắc mua được tri thức. Tri thức càng mới, giá càng cao, thậm chí vào thời điểm mà cái tri thức mới nhất ấy còn độc quyền, nó là vô giá – có tiền cũng không mua được.

Để lại cho con tủ sách tốt hơn một ngôi nhà” mang hàm ý để lại cho con cái cần câu hơn để lại con cá. Hết tiền có thể bán nhà nhưng chỉ bán được một lần, tiền đó ăn dần cũng hết. Còn biết cách kiếm tiền thì sẽ kiếm được tiền dài lâu, tích lũy dần sẽ mua được một hoặc nhiều căn nhà. Một người mua 10 cái linh kiện, mỗi cái 10 đồng, lắp thành máy tính đem bán giỏi lắm cũng chỉ được 120 đồng. Người sản xuất linh kiện chi phí một đồng bán 10 đồng, họ lời 90 đồng.

Người không có tri thức chỉ có thể mua đi bán lại hàng mà người khác làm sẵn với giá người ta định sẵn. Người có tri thức làm ra hàng rồi bán với giá cao. Ví dụ một chiếc iPhone mới nhất, giá xuất xưởng chỉ có 400 USD, mở bán đợt đầu tiên đến tay người tiêu dùng giá 1.200 USD. Người này mua sớm, đem bán lại cùng lắm chỉ được 1.500 USD. Vậy ai kiếm tiền nhiều hơn?

Nền kinh tế của ta chủ yếu là gia công, lắp ráp, mua đi bán lại, chẳng mấy người coi trọng tri thức. Từ chất lượng giáo dục đào tạo đến mọi mặt của đời sống, mọi thứ đều phải nhập khẩu. Những thứ mà ta nhập khẩu đa phần là “cũ người mới ta”. Rồi người ta nói chúng ta cần phải “trải nghiệm” nhưng họ không nói trải nghiệm để làm gì? 90% người có trải nghiệm giống nhau thì cái kinh nghiệm ấy sẽ được viết thành sách. Người đọc sách xong sẽ lo tìm một trải nghiệm nào đó mới mẻ hơn. Cứ như thế phát triển.

>>‘Đầu tư cho con lãi hơn mua nhà, đất’

Còn ta, vì ít đọc sách nên ai cũng trải nghiệm cái mà người ta đã biết từ lâu, đã mô tả trong hàng “núi sách”. Tri thức không theo kịp thì có thể sáng tạo ra được cái gì mới? Không sáng tạo ra cái gì mới thì lại loanh quanh với nhà cửa, đất đai vì họ cho rằng chỉ có bất động sản mới là cái duy nhất kiếm được nhiều tiền. Ở phương Tây, cái nền đất chẳng đáng bao nhiêu tiền, cái nhà mới đáng giá, ta thì ngược lại. Không có tri thức làm sao xây được cái nhà đẹp, kiến trúc độc đáo, nhiều công năng, sử dụng thuận tiện? Còn nền nhà chứa bao nhiêu tri thức trong đó? Gần như không có.

Nếu người nước ngoài không đổ tiền ra xây dựng nhà cửa ở Việt Nam (khách sạn, nhà hàng, khu du lịch…), giá bất động sản ở trong nước có “nước lên, thuyền lên” không? Trước khi họ đến đầu tư, nhiều vùng đất ở Việt Nam gần như hoang vu. Không đổ tiền ra đầu tư thì cái gì cũng không có. Vì sao họ đổ tiền ra đầu tư vào những nơi hoang vu ấy? Vì họ có kiến thức, có tri thức về du lịch, còn ta không có, chỉ ăn theo. Dựa vào những bất động sản ấy, họ tạo ra hàng loạt dịch vụ vui chơi giải trí để hút khách, kiếm tiền lâu dài. Còn ta chủ yếu là cho thuê ở, bán qua bán lại và… hết. Không có tri thức thì không thể tạo ra tiền.

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Lâm

Đầu tư cho con cái đừng chờ báo hiếu

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *