Tôi thăng tiến tuổi 30 như thế nào

Tôi vượt qua sự phản đối của đồng nghiệp và nghi ngờ của cấp trên để không phải làm việc nhàm chán.

Lúc tôi 30 tuổi, tôi cũng trăn trở và bất an. Với 8 năm thâm niên, công việc hàng ngày đã trở nên quá mức nhàm chán, nhắm mắt cũng làm được, chẳng còn khó khăn thách thức nào.

Người ta trả lương theo công việc, nếu cứ làm hoài công việc nhàm chán này thì không nâng cao được giá trị bản thân, đồng lương tuy đủ sống nhưng khả năng tích lũy rất thấp.

Tôi đem việc này nói với sếp. Sếp tôi nói, chẳng có công ty nào hoàn thiện cả. Quy trình làm việc được xây dựng từ lâu, nếu không thường xuyên sửa chữa nâng cấp thì sẽ dần lạc hậu, nhân viên làm việc theo lối mòn, công ty không thể phát triển về quy mô được.

>> Những người tuổi 30 tay trắng

Nếu cậu cải tiến được quy trình làm việc theo hướng năng động hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn thì tôi sẽ đề nghị thăng chức cho cậu. Cải tiến quy trình không khó. Khó là phải vượt qua sự phản đối của đồng nghiệp, sự nghi ngờ của cấp trên khác. Tôi thành công và được thăng chức.

Sự việc của bản thân tôi chỉ là một phương hướng trong rất nhiều phương hướng khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Bởi vì sau khi ra trường ra làm việc cho một công ty lớn, tôi ngay lập tức được bổ nhiệm làm tổ trưởng nghiệp vụ mà không cần trải qua công việc của nhân viên cấp thấp nên tôi mới chọn phương hướng như vậy.

Với người khác, họ có thể lựa chọn nâng cao chuyên môn, ngoài công việc ở công ty, họ kiếm việc bán thời gian ở bên ngoài để kiếm thêm thu nhập. Một người làm việc cho hai, ba công ty khác nhau là bình thường. Một công việc toàn phần, vài công việc bán phần hoặc theo thời vụ.

Những người làm nhiều việc này là những người rất giỏi nhảy việc. Việc toàn phần lương thấp hơn việc bán phần thì họ nhảy việc sang chỗ bán phần để làm toàn phần. Những người này chả ai phê phán gì được vì việc gì họ cũng giỏi, khác với người chỉ chăm chăm nhảy việc vì mức lương (làm việc chẳng ra gì nhưng luôn đòi hỏi mức lương cao).

>> Những người làm thầy không được, làm thợ chẳng xong

Một số bạn có số “đẻ bọc điều”, được hưởng tài sản thừa kế sớm sẽ chọn phương hướng đầu tư. Do vậy mới có người làm việc nhàn hạ lương thấp không đủ nuôi sống bản thân nhưng vẫn xe hơi nhà lầu không kém ai. Bởi vì thu nhập chính của họ là những khoản đầu tư này, đi làm chỉ để có điều kiện tiếp xúc người này người nọ thôi.

Tiếp xúc xã hội càng nhiều càng nhanh nắm bắt các cơ hội đầu tư khác nhau, từ đó chọn ra cơ hội đầu tư nào phù hợp với số vốn đang có. Đầu tư đất đai chứng khoán không phải là lựa chọn duy nhất. Đa số trường hợp, người ta đầu tư trang bị máy móc cho công ty mà mình đang làm việc.

Công ty có nhu cầu sử dụng thiết bị đắt tiền nhưng chưa chứng minh được hiệu quả sử dụng, bạn mua thiết bị đó cho công ty thuê dài hạn. Khi công ty chứng minh được hiệu quả của những thiết bị đó thì cũng là lúc bạn thu hồi vốn và có lời. Công ty sẽ tự sắm những thiết bị đó còn bạn tìm cơ hội đầu tư khác.

Ở hầu hết các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, chủ tịch Hội đồng quản trị chỉ nắm vài phần trăm cổ phiếu. Cổ phiếu còn lại do nhân viên thừa hành nắm thông qua các dạng đầu tư thiết bị như trên. Chủ tịch là tỷ phú thì nhân viên cũng là triệu phú.

Công ty nhanh chóng phát triển quy mô là nhờ dạng đầu tư này chứ không phải nhờ vay tiền ngân hàng. Ở ta chỉ vừa mới manh nha hình thành thôi. Tự mở doanh nghiệp nhỏ, đến chừng nào mới có quy mô lớn? Người ta là hàng chục hàng trăm doanh nghiệp nhỏ kết hợp với nhau tạo nên những tập đoàn hùng mạnh.

>> Vợ chồng thu nhập 45 triệu đồng vẫn chông chênh tuổi 30

Bạn có thể mở Google xem hãng xe hơi GMC được cấu thành từ hơn 50 doanh nghiệp khác nhau, mỗi doanh nghiệp có thương hiệu và logo riêng. Những hãng này lại được cấu thành từ những công ty và bộ phận nghiên cứu, sản xuất nhỏ hơn có quy mô chỉ vài người đến vài chục người.

Rất nhiều ngành nghề không phổ biến trong xã hội, chỉ những tập đoàn tổng công ty lớn mới có. Trong khi đó ở ta, công ty mẹ chỉ quản lý hành chính công ty con, có cái vỏ to đùng và cái ruột nhỏ xíu. Người ta là nhiều công ty nhỏ tạo thành tổng công ty lớn (thông qua sát nhập doanh nghiệp, hợp tác cùng phát triển). Còn ta tổng công ty lớn đẻ ra công ty nhỏ, bỏ vốn ra tạo lập và nuôi công ty nhỏ.

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Lâm

Không dùng nhà, ôtô làm thước đo thành công tuổi 30

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *