Tích góp tài sản cho con thừa kế hay để tự sống?

Nếu cha mẹ chỉ thực hiện trách nhiệm chăm sóc con đến 18 tuổi, sau đó để con tự lo cuộc đời mình, chuyện gì sẽ xảy ra?

Chia sẻ xung quanh câu chuyện “Chồng không có ý định tích góp tài sản cho con“, nhiều độc giả VnExpress ủng hộ quan điểm nên để con tự lập từ 18 tuổi:

Có thể suy nghĩ của tôi không giống với đa phần mọi người. Các bạn có thể xem như một cách để tham khảo. Tôi không đặt nặng chuyện mọi thứ phải dồn hết cho con, và đồng ý với chuyện chỉ lo cho đứa trẻ đến 18 tuổi. Cái cha mẹ cần là dạy con tự lập vì chưa chắc mình đã sống được đến lúc nào để có thể lo được cho con mãi. Chưa kể con có thể ỷ lại và trông cậy vào thừa kế của cha mẹ, thậm chí tranh giành để có thừa kế nhiều.

Nhung Nguyen

Tôi cũng ủng hộ quan điểm này. Ở phương Tây, các bạn nhỏ 14 tuổi đã bắt đầu ra đời làm part-time để dành tiền học đại học rồi. Nên các bạn ấy học gì cũng phải nghiêm túc, không học thì đi làm. Ngược lại, cha mẹ Việt lo cho con quá, làm cắm mặt cả đời góp tiền cho con để rồi bắt con phải làm theo ý mình, rồi kể công sinh dưỡng… Nhìn kỳ thi đại học ở Việt Nam, tôi thấy nản khi toàn thí sinh 18 tuổi mà như con nít, đi thi cũng không biết đường tự đi, để bố mẹ phải đội mưa, đội nắng đưa đón.

Emma.ielts2308

Chồng tôi từ 15 tuổi đã ra ngoài tự làm thêm để có tiền tiêu vặt, ba mẹ chỉ lo ăn uống. 18 tuổi đi học đại học, chồng tôi ra ở riêng và tự lo tất cả. Em gái chồng cũng thế, hai anh em chưa bao giờ mượn tiền hay nhòm ngó đến gia sản của ba mẹ. Nói thêm, ba mẹ chồng tôi là người có điều kiện, đều là tiến sĩ. Là người Việt nhưng tư duy của họ rất thoáng và đề cao tự lập như người nước ngoài. Tư duy người Việt đa phần cứ lo tích góp cho con sau này, điều đó gần như một truyền thống. Bởi vậy mới có câu “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Nhưng như vậy cũng có mặt trái của nó, con cái sẽ ỷ lại, sống dựa dẫm… Chúng ta cho con hình hài, nuôi dạy tử tế, cho con có nền tảng về đạo đức, sức khỏe và học vấn là đủ. Hãy để con tự xây dựng cuộc đời của chính nó”.

Mbk

>> Dạy con tự lập không phải ‘ném con ra đường’

Trong khi đó, không đồng tình với quan điểm trên, những ý kiến khác cho rằng việc để con tự lập không có nghĩa là cha mẹ từ bỏ hoàn toàn trách nhiệm lo cho con:

“Đó là tư tưởng nửa Tây nửa ta: nuôi con đủ 18 tuổi là xong trách nhiệm, không cần tích lũy gi cho con. Kể cả ở Tây hay ở ta, việc bố mẹ sinh ra con là do chủ ý của chúng ta, vì vậy bố mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con , tối thiểu nhất là đến 18 tuổi. Sau đó, cha mẹ có thể buông dần cho con tự lập, nhưng không có nghĩa là hết trách nhiệm, cũng như không cần cho con tài sản gì, kệ chúng sinh tồn. Ở phương Tây, họ vẫn làm, vẫn tích lũy, vẫn cho con cái tài sản, nhà cửa, chẳng có ai mang nhà đi từ thiện cả (trừ trường hợp thật đặc biệt nhưng rất hiếm). Nên nếu chúng ta bắt chước nửa vời, không hiểu sâu, thì hệ lụy rất không tốt. Nếu nhà nhà, người người chẳng ai chăm chỉ làm ăn, mặc kệ con cái bê tha đói khổ, bố mẹ chỉ biết đời mình thôi, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Nguyễn Thị Thanh Thủy

Mẹ tôi là một người dân quê, có cậu đi nước ngoài. Khi mẹ nghe câu được câu mất những chuyện người nước ngoài chỉ lo cho con tới năm 18 tuổi là để ra đời tự bươn chải, tôi là người đầu tiên bị bỏ rơi trong nhà. Đi thi đại học, mẹ cho tôi một triệu đồng, đủ tiền xe từ miền Trung vào Sài Gòn. Bao năm học đại học, tôi làm từ phục vụ tới shipper, nhìn bạn bè đầy đủ ba mẹ, được lo từ a đến z, tôi thấy mình chẳng khác gì đứa mồ côi.

Mỗi khi nhớ nhà, gọi điện về cho mẹ, nhưng tôi chẳng được câu nói ấm lòng nào. Mẹ vẫn nói với mọi người rằng mỗi tháng gửi cho tôi ba triệu đồng nhưng thực tế không phải vậy. Năm nào tôi cũng nói về Tết nhưng tiền đâu mà đi, vì tôi chẳng dám xin cha mẹ đồng nào. Bốn năm đại học không về Tết, tôi từ một người trân trọng tất cả, trở thành kẻ bất cần.

Người nước ngoài chỉ lo cho con tới 18 tuổi nhưng người ta vẫn đưa cho con cái cái gọi là phí học tập. Người Việt chỉ học cách nuôi dạy con ở nước ngoài, không biết có học được 100% không, chứ học được một nửa rồi áp dụng thì chỉ khổ con cái. Cũng chẳng phải tự nhiên mà người châu Á có tình cảm gia đình gắn kết hơn người châu Âu đâu.

Heo nguyn

>> Bạn nghĩ gì về quan điểm để con tự sống từ 18 tuổi? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Việt Thành tổng hợp

Những đứa trẻ 23 tuổi

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *