Bão lũ miền Trung – lên kịch bản đối phó dài lâu

Biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nếu không có kế hoạch dài hơi thì hai, ba chục năm sau người miền Trung vẫn bị động trước mưa lũ.

Còn nhớ năm 1999 khi tôi còn đang học lớp 10, năm ấy các tỉnh miền trung bị lũ rất nặng, nhà trường kêu gọi mọi người cùng chung tay cứu trợ đồng bào trong cơn hoạn nạn. Tôi và nhiều bạn học sinh khác của ít lòng nhiều, vui vẻ đóng góp hai ngàn, năm ngàn tiền ăn quà vặt mẹ cho mỗi ngày để góp gió thành bão giúp đỡ miền Trung.

Năm 2010, tôi đi du lịch miền Trung,cũng bị lũ lụt rất lớn. Chuyến xe khách tôi đi trên quốc lộ 1 phải dừng lại hơn 10 giờ đồng hồ vì quốc lộ bị ngập sâu. Hàng dài các loại xe phải đứng chờ đến khi đường thông xe trở lại. Trong vòng vài giờ đồng hồ hàng quán ven đường bán đồ ăn thức uống nhu yếu phẩm với giá cả tăng giá chóng mặt, một đĩa cơm bình thưởng chỉ có tám đến 10 ngàn đồng lên năm sáu chục ngàn. Chai nước suối nửa lít tăng giá lên tận hai mươi nghìn, mặc dù bình thường lúc đấy giá chỉ ba nghìn đồng.

>> 72 giờ lũ lụt và hành trình vượt rốn ngập Quảng Bình

Đợt ấy, sau khi về lại Sài Gòn, nhớ lại cảnh tôi cùng nhiều người bị kẹt trên đường bị hàng quán chặt chém, tôi giận đến nỗi khi cơ quan kêu gọi mỗi người góp một ngày lương giúp đỡ đồng bào miền Trung, tôi lên phòng kế toán để bảo rằng mình không đồng tình cứu trợ dù chỉ một đồng. Nhưng rồi sau đấy tôi cũng suy nghĩ lại và quyết định đóng góp ở cơ quan và một vài nơi nữa vì cho rằng một vài người kinh doanh hàng quán bên đường không đại diện cho hàng triệu người dân miền Trung đang khổ sở vì bão lũ.

Năm nay, 2020, miền Trung lại bị lũ lớn hàng trăm ngàn hộ dân. Hàng triệu người phải đối mặt với cảnh màn trời chiếu đất, bốn bề là nước lũ, không thực phẩm, không nước sạch. Tôi thực sự đau xót cho hoàn cảnh của hàng triệu con người đặc biệt là nhưng người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ đang phải oằn mình chống đỡ trong cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Cũng trong chính đợt lũ này chúng ta cũng thấy được tinh thần đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thông qua việc sẻ chia tương thân tương ái đồng lòng hướng về miền Trung.

>> Sống trên trần nhà vì lũ lụt miền Trung

Trong những năm qua, có rất nhiều nơi trên thế giới bị những thảm họa thiên nhiên lớn như động đất, sóng thần, lũ lụt, cháy rừng… nhưng trong số đó có những khu vực, những quốc gia khéo léo từ chối viện trợ từ bên ngoài như Nhật, Úc và cả Trung Quốc đã làm. Tôi tin rằng họ dám từ chối viện trợ vì họ cho rằng họ đủ khả năng để vượt qua nghịch cảnh và cả tinh thần tự tôn của họ.

Trên thế giới có những quốc gia đơn cử như Nhật Bản họ còn giáo dục cho học sinh từ cấp tiểu học rằng việc đất nước họ phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên không tránh khỏi, từ đó người dân của họ luôn có tâm thế sẵn sàng trong việc ứng phó với thảm họa. Điều này chúng ta dễ có thể nhận thấy qua việc những người dân vùng bị nạn vẫn rất trật tự trong việc tiếp nhận cứu trợ từ chính phủ trong những ngày đầu và nhanh chóng bắt tay vào tái thiết các vùng bị thảm họa.

Tôi mong rằng, sau đợt lũ này những người dân các tỉnh miền trung và trên cả nước cần có cách tiếp cận bài bản hơn, căn cơ hơn trong việc ứng phó với thiên tai bão lũ trong những năm tiếp theo. Nếu không thay đổi thì mười năm sau, hai mươi năm sau hoặc cả trăm năm sau người miền trung vẫn phải trông chờ vào các đoàn cứu trợ mỗi khi có bão lũ.

>> Gửi bài viết về lũ lụt, cứu trợ miền Trung tại đây.

Henry Nguyễn

Đê bao, hồ điều tiết chống lũ lụt ở Việt Nam

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *