Cấm xe máy để không ám ảnh mỗi khi đi bộ sang đường

Phía trước là vạch dành cho người đi bộ nhưng xe cộ không hề giảm tốc độ.

Sau câu chuyện “Khách Tây ngỡ ngàng khi không được nhường đường ở Việt Nam“, độc giả Giangpham15052004 chia sẻ nỗi sợ hãi: “Không chỉ khách Tây mà ngay cả tôi cũng thấy ám ảnh với giao thông Việt Nam, ở các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội. Đến ngã ba, ngã tư là điều khiến tôi sợ hãi nhất. Thay vì dừng lại nhường đường, người ta bất chấp vượt ẩu, tăng ga, bóp còi inh ỏi. Đi ra từ các con hẻm nhỏ luôn là nỗi kinh hoàng của tôi khi phải đối diện với những nguy hiểm rình rập như xe bán tải, xe buýt sẵn sàng chèn ép.

Thói quen đó đang khiến Việt Nam có nhiều vụ tai nạn giao thông hơn các nước trong khu vực. Khi đến những nước như Thái Lan hay Đài Loan, tôi thấy giao thông của họ thật sự tốt, các phương tiện sẽ dừng lại nhường đường cho các xe cần rẽ và người đi bộ, dù không có tín hiệu đèn giao thông. Tôi rất mong Việt Nam chúng ta có những cải cách và ra nhiều những luật mới để cải thiện giao thông. Nhưng cho đến vài năm trở lại đây, mọi thứ vẫn tệ và gây sợ hãi”.

Cùng chung cảm nhận, bạn đọc Nguyn Hà Trinh kể lại trải nghiệm ánh ảnh ở Sài Gòn: “Ngay trung tâm Quận 1, nhiều du khách, nhưng người ta vẫn lái xe chạy ào ào. Tôi làm việc ở khu vực này, đi shopping ở các trung tâm thương mại và thường giúp không biết bao nhiêu khách nước ngoài cùng qua đường. Họ nhón chân xuống, thấy xe vẫn ào thẳng tới sát mới tránh né, nên lại giật mình, co chân lên.

Nếu không dứt khoát bước đi, họ sẽ không bao giờ qua được đường. Không biết họ đứng đó bao lâu rồi nhưng khi thấy tôi bước qua, họ nhìn chằm chằm trong thoáng chốc rồi vội vã bước theo cạnh tôi. Chắc lúc đó, họ nghĩ ‘thôi cứ nhắm mắt đưa chân theo người ta vậy’. Thật sự quá căng thẳng cho họ”.

“Tôi thường xuyên bị các tài xế xe khác nhấn còi hối thúc, có người còn vượt lên chửi hay tỏ thái độ vì tôi dừng xe nhường đường cho các em học sinh, người già qua đường ở những nơi không có đèn giao thông. Tôi thật không hiểu, họ đi ôtô, chắc không đến nỗi vô văn hóa, nhưng sao ý thức lại kém thế? Nhìn người khác, nhất là người già và trẻ em đứng giữa hai làn đường thật nguy hiểm, chỉ dừng một chút để họ qua đường an toàn thì có mất nhiều thời gian đâu?”, độc giả Tran minh hien bức xúc.

>> Tôi từ bỏ hoàn toàn sở thích đi bộ sau khi trở về Việt Nam

Nói về nguyên nhân và giải pháp thay đổi thói quen tham gia giao thông của người dân, bạn đọc Hà Đ Vit nêu quan điểm: “Cá nhân tôi nghĩ rằng, sự hỗn loạn một phần là do thái độ du di trong xử phạt. Nếu các lực lượng chức năng lập chốt hàng ngày ở các vị trí khác nhau, bố trí đủ nhân lực và xử phạt nghiêm khắc với tất cả các lỗi, thì đảm bảo sau 3-6 tháng, tình trạng chấp hành luật giao thông của người dân sẽ cải thiện đáng kể.

Trước mắt, ở nội đô, chúng ta cần phạt nghiêm với các lỗi: lấn làn, vượt đèn đỏ (chạy sớm 3-5 giây và chạy cố 3-5 giây khi đèn chuyển sang đỏ) là đã cải thiện hình ảnh giao thông rất nhiều rồi. Hãy làm thật chặt như với quy định đội mũ bảo hiểm”.

Trong khi đó, bạn đọc Vũ Thị Nhật lại cho rằng, biện pháp tác động mạnh nhất đế ý thức tham gia giao thông chính là sớm cấm xe máy: “Tôi nghĩ Việt Nam nên triển khai việc cấm xe máy ở trung tâm thành phố được rồi, không nên chờ đến năm 2030 nữa. Việc mất quá nhiều thời gian đi lại gây mệt mỏi và lãng phí thời gian. Hà Nội cũng khó thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư do các vấn đề giao thông nhức nhối.

Tôi cứ đến Hà Nội đều thấy ngột ngạt, khó thở và muốn về ngay, mặc dù tôi có bốn năm sinh viên sống ở đây. Khi đó, giao thông thoáng hơn bây giờ nhiều. Hà Nội nên cho nhiều công ty tham gia dịch vụ xe buýt và dịch vụ xe đạp cho thuê tự động gắn định vị như ở Trung Quốc. Giao thông phải thuận tiện mới xứng tầm thủ đô”.

Việt Thành tổng hợp

>> Bạn có đồng tình với quan điểm trên? Gửi bài tại đây. Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Tôi không dám dắt con đi bộ tới lớp dù nhà cách trường chưa đầy một km

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *