Công việc cho người già

Tối thứ sáu tuần trước, lúc về ngang một cây xăng, tôi bất ngờ nhận ra chú bảo vệ già của ký túc xá trường đại học ngày trước.

Dù một nửa gương mặt bị khẩu trang che khuất nhưng nhìn vào cặp chân mày rậm và đôi mắt, tôi vẫn nhận ra chú. Tôi hỏi thăm thì được biết cách đây mấy tháng, chú về hưu.

Chắc có lẽ tuổi già ở nhà mãi cũng chán, chú xin làm nhân viên đổ xăng của một cây xăng gần nhà. Vừa có công việc để làm, vừa có thu nhập để tiêu vặt mỗi tháng. Phần lương hưu coi như của tiết kiệm phòng lúc bệnh tật,

Tôi nghĩ do cây xăng kia chưa tuyển được thanh niên trai tráng vào làm nên nhận chú. Nhà tuyển dụng luôn muốn thuê người trẻ vì họ nhanh nhẹn, tháo vát, đầu óc hoạt bát hơn.

Một số người về hưu thì sẽ nghỉ hẳn ở nhà sau mấy chục năm làm việc. Nhưng cũng có không ít người vẫn mạnh khỏe và có nhu cầu làm việc. Xuất phát từ tâm lý đi làm để cảm thấy mình không vô dụng, vẫn cống hiến được cho đời. Hoặc cũng có một số người rơi vào cảnh khó khăn, vẫn phải làm việc để mưu sinh. Như vậy có thể thấy người già về hưu vẫn có nhu cầu làm việc rất lớn. Tuy nhiên để có nhiều việc làm cho người già vẫn là một vấn đề hóc búa khi xã hội còn nhiều người trẻ.

Người già thường chấp nhận làm một số công việc như bảo vệ giữ xe ở một shop quần áo thời trang, quán cà phê, quán nhậu… hoặc đi bán vé số dạo. Nhưng có một vấn đề đặt ra là khi làm những công việc đó, họ có thể bị người sử dụng lao động o ép, ngược đãi hoặc trả tiền công thấp vì tuổi cao, không linh hoạt như người trẻ. Người già cũng chỉ có hợp đồng thời vụ, khó ký hợp đồng chính thức. Làm sao để bảo vệ quyền lợi cho người lao động cao tuổi?

An Đông

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Tài sản - quyền lực và kiếp nạn của người già

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *