Dạy kỹ năng mềm cho học sinh cá biệt

Chúng ta quá chú trọng giảng dạy những vấn đề ít thực tiễn mà quên việc dạy cách xử lý tình huống cũng như kỹ năng mềm.

Nói về cách thức xử lý những học sinh cá biệt, độc giả Lê Huỳnh Đức cho rằng cần dùng biện pháp kỷ luật mềm:

Học trò rất tinh nghịch, quậy phá trường lớp vì do sinh lý cơ thể đang phát triển. Nếu cộng thêm yếu tố bên ngoài tác động sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Học sinh cá biệt tốt nhất kỷ luật bằng nhiều phương pháp như: Nhẹ thì cho viết kiểm điểm, xin lỗi thầy cô, bạn bè, nặng hơn cho lao động tại trường…, nghiêm trọng hơn phải cho lao động tại địa phương dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Chỉ có kỷ luật mềm mới giáo dục được tính cách của mấy em cá tính mạnh, đồng thời cũng răn đe mấy em chớm hư. Quan trọng là kỷ luật mềm phải được giám sát. Đuổi học, đuổi việc, đuổi ra khỏi nhà chỉ dành cho những người trưởng thành như: người lao động, sinh viên, người trên 18 tuổi trong gia đình.

Trường giáo dưỡng dành cho trẻ bị phạm tội theo quy định của pháp luật. Ngoài ra kỷ luật mềm trong giáo dục phổ thông cũng áp dụng cho mấy bạn học giỏi nữa, chẳng hạn như sao em dạo này học xa sút hơn đợt trước vậy, viết giấy tường trình cho thầy, cô biết lý do… Giáo dục phổ thông học sinh phổ thông trở xuống quan trọng nhất là kỷ luật mềm.

Độc giả Phong Quang cho rằng trẻ chưa có đủ kỹ năng để giải quyết những va chạm trong đời sống nên mới tìm đến bạo lực:

Vấn đề nhức nhối của giáo dục đó là quá chú trọng vào dạy những kiến thức, đôi khi không cần dùng, mà quá sơ sài trong việc phát triển nền tảng nhân cách cùng những kỹ năng giải quyết tình huống thiết thực cho học sinh.

Học sinh thời nay ở trường hầu hết thời gian trong ngày. Cha mẹ đi làm về chỉ có thực sự khoảng 30- 45 phút mỗi ngày để nói chuyện và tương tác với con cái. Khoảng thời gian còn lại vào buổi tối của trẻ được chia nhỏ cho việc ăn uống, tắm rửa, làm bài tập và nghỉ ngơi. Thầy cô có thể quy trách nhiệm cho gia đình, nhưng hãy thử nghĩ xem đâu mới chính là nơi trẻ học những thói xấu đó?

Các bài học Đạo đức, Giáo dục công dân mang nặng tính giáo điều, thầy cô giảng dạy một chiều như những người thợ mà thiếu tính thực tiễn… Chính vì vậy mà khi gặp các tình huống căng thẳng trong đời thực thì trẻ không có đủ kỹ năng mềm và không có cả hệ tư tưởng đúng đắn hướng dẫn giúp chúng xử lý tình huống. Do đó, ngôn từ xấu rồi sau đó là bạo lực được dùng như công cụ giải quyết vấn đề.

Hãy tinh giản thời lượng một số môn, hoặc chia ban, để có thêm thời lượng cho việc giáo dục nhân cách và kỹ năng mềm. Việc này quan trọng hơn nhiều so với học những môn không bao giờ dùng trong đời. Hãy phát triển một thế hệ mới, đủ nhân cách hòa nhập với thế giới văn minh.

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Giáo dục đạo đức học đường nhiều năm không thay đổi

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *