Khó ngăn bạo lực học đường khi giáo viên ‘sợ đủ thứ’

Quy định hiện hành khiến nhà trường không dám động vào học sinh, vậy giáo viên chúng tôi phải làm gì để dạy dỗ học sinh cá biệt?

Xung quanh câu chuyện “Trường bất lực với học sinh côn đồ“, nhiều độc giả VnExpress cho rằng ngành giáo dục cần có những biện pháp mạnh kỷ luật tay hơn với các học sinh có tính côn đồ:

Nói đi nói lại, giáo viên và nhà trường giờ không dám động vào học sinh, không được la mắng trước lớp, trước trường, không được phê bình công khai… Trên đưa quyết định xuống, chúng tôi phải làm sao đây? Một số quý vị nói đúng, trước đây học sinh rất sợ khi nghe nhắc đến thầy cô hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, còn bây giờ hoàn toàn ngược lại. Sẽ có người nói “đừng so sánh xưa với nay”, nhưng thật sự bây giờ giáo viên sợ học sinh đủ thứ, hở chút là sẽ bị đưa lên mạng mà không cần biết là lỗi do đâu. Người ta chỉ hùa nhau nói giáo viên làm sai thế này, thế kia mà không hiểu rằng một số học sinh bây giờ rất hỗn láo.

Duynghia17032010

Cái gì cũng có hai mặt tốt và xấu. Giáo dục phải đi đôi với kỷ luật. Nơi nào kỷ luật nghiêm thì con người sẽ có ý thức hơn. Nguyên nhân sâu xa của tệ nạn bạo lực trong trường học là do không có kỷ luật hay nói chính xác là kỷ luật không đủ sức răn đe. Mọi người đều chỉ nghĩ bảo vệ quyền trẻ em mà cấm tất cả những biện pháp giáo dục được cho là cứng rắn. Vậy làm sao một đứa trẻ có cá tính không làm loạn, không hư hỏng được?

Hienhuupham

Nhà trường thờ ơ, không giải quyết dứt điểm chuyện này khiến nhiều học sinh còn không sợ cả giáo viên.Về góc độ này, tôi nghĩ phải trừng trị thẳng tay, không nên nương nhẹ. Học sinh nào vô lễ với giao viên hay nhỏ tuổi mà có tính côn đồ, chúng ta nên có hình phạt nặng, thậm chí gửi về địa phương. Trẻ bắt nạt được một lần rồi sẽ có lần hai, lần ba. Nhiều trường hợp các em trong lớp ùa theo bắt nạt một bạn lành hơn, dẫn đến phụ huynh thương con quá đã dùng bạo lực với những đứa trẻ bắt nạt con mình. Từ đó, gây ra nhiều hệ lụy. Đây cũng là trường hợp tôi đã chứng kiến tận mắt, đến lúc to chuyện thì nhà trường mới vào cuộc.

Thongthuanquantuan

Đề nghị đưa những học sinh đánh bạn, nhất là đánh hội đồng, đi trường giáo dưỡng. Tôi nghĩ khi chưa có biện pháp thích hợp để giảm thiểu bạo lực học đường mà đã vội ra thông tư yêu cầu giảm nhẹ hình thức kỷ luật với học sinh là chưa hợp lý. Vậy lấy gì để giáo dục các học sinh cá biệt, ưa dùng bạo lực với bạn hơn tập trung học.

N Hung

Liên tiếp xảy ra những vụ đánh học sinh đánh bạn, chứng tỏ các biện pháp ngăn ngừa bạo lực học đường và xử lý học sinh hư của nhà trường và xã hội chưa có hiệu quả. Mong các ban ngành liên quan sớm tìm ra biện pháp căn cơ, chấm dứt thực trạng nhức nhối này.

Trungtuan24

Làm trong ngành giáo dục, thực sự nhiều lúc, tôi thấy bất lực. Trong một lớp ít nhất cũng một vài học sinh cá biệt. Một giáo viên dạy gần chục lớp, nhưng hiện tại không còn quyền gì để giáo dục học sinh hư. Ngay cả việc phạt học sinh trước lớp cũng không được, hình phạt cao nhất là đình chỉ học tuần cũng phải họp hội đồng kỷ luật với rất nhiều thủ tục nhiêu khê. Tôi từng áp dụng rất nhiều biện pháp phân tích tâm lý cho học sinh hư nhưng không ăn thua vì các em chỉ “dạ vâng” được vài ngày là lại như cũ. Một lớp như thế, chỉ cần vài học sinh mất trật tự là không dạy được gì, tâm lý giáo viên cũng chán nản, không còn nhiệt huyết để truyền đạt kiến thức. Nhìn những học sinh ngoan, chịu khó học bị thiệt thòi, tôi lại thấy thương và ráng dạy tiếp, mặc kệ các hóc sinh cá biệt khác. Chuyện này dần dần hình thành tâm lý rất cực khổ cho giaó viên, mỗi lần đến tiết là lại áp lực. Thật sự, nếu không có biện pháp răn đe học sinh cá biệt, sẽ rất khó để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy học (chưa nói đến mấy công việc khác ngoài giảng dạy).

Hellboyvungtaucity

Lê Phạm tổng hợp

>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Kỷ luật học sinh cầm dao đuổi đánh nhau bằng hòa giải?

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *