Tết về quê một tuần tốn 45 triệu, có đáng?

Tha hương làm việc, phải biết đánh đổi thì mới gặt hái được những thành tựu lớn.

Đồng quan điểm không về quê để bảo toàn tiền tích lũy cả năm lao động, sau bài viết ‘Không về quê ăn Tết mới có nhà thành phố’, độc giả Vinh trung ca đưa ra phân tích:

Tuổi 18 bạn vào Sài Gòn sống, học tập. Ba mẹ bạn mới khoảng 40 tuổi. Khi ba mẹ bạn già và mất, tính trung bình 70 tuổi thôi tức tận 30 năm bạn đều phải về quê ăn Tết với suy nghĩ ông bà còn sống được ngày nào đâu chăng? Tức là bạn đã mất gần nửa cuộc đời để sống với tư tưởng đó.

Tại sao lại cứ nhất thiết phải về ngày Tết mới được gặp cha mẹ, còn về ngày thường thì sao? Chỉ riêng tiền vé đi lại đã đốt mất 20-25 triệu. Biếu ba mẹ hai bên, sắm Tết tổng là 10 triệu đồng. Lì xì ông bà, con cháu trong nhà, bạn bè 3 triệu đồng. Mua quà biếu ba mẹ hai bên tổng 3 triệu đồng. Tiền mua sắm đồ mới cho gia đình do thời tiết ở quê lạnh, 2-3 triệu đồng. Mới đơn giản các khoản cơ bản cho một tuần về Tết đã sương sương 45 triệu đồng. Chưa tính những gia đình sĩ diện thì còn nhiều hơn.

Đấy là chưa tính khoản chi phí ba tuần còn lại ăn uống thuê nhà học hành con cái trong Sài Gòn cũng đứt thêm khoảng 20 triệu đồng nữa. Thử hỏi công nhân hai hai tăng ca được 15-20 triệu. Thưởng Tết là 15 triệu nữa thì cũng chỉ 30-35 triệu đồng. Vậy là tiền cả năm dành dụm cũng sẽ đập vào mà về quê ăn Tết. Đi làm cả năm dành dụm được ít tiền rồi về quê để thỏa ý nguyện của ông bà để vợ con chạy ăn từng bữa có đáng?

Bởi không có đồng tiết kiệm nào nên ốm bệnh cái là lại than nghèo. Covid-19 đến là kêu không có tiền sống. Rồi tay trắng lại về quê sau này lại nương nhờ từng đồng của con gửi về. Quê gần Sài Gòn vài ba trăm km tôi không nói chứ dân miền Trung, miền Bắc vào Sài Gòn mỗi lần về quê dịp Tết phải đánh đổi quá nhiều.

Độc giả THI HANG NGUYEN bày tỏ: Tôi cũng đồng quan điểm với tác giả bài này.Với sự phát triển của khoa học công nghệ thời nay, việc chuyện trò thăm hỏi nhau quá ư là đơn giản và thuận lợi, vậy nên tuỳ theo hoàn cảnh mỗi người nên tính toán chi tiêu cho hợp lý. Một khi đã sống tha hương, lập nghiệp xứ người hãy ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu của mình. Còn cảnh cứ cày cả năm, hết một cái tết lại sạch veo, chẳng có tích luỹ mà cư thuê nhà thì hãy chuyển hẳn về quê mà sống, có thể thiếu thốn hơn chút nhưng cái cơ cực thì cũng ít hơn.

Độc giả Ngọc Anh Hoàng: Ai khá giả thì hầu như họ sẽ về quê trừ lý do khách quan, còn những người lao động thu nhập thấp thì liệu cơm gắp mắm. Chứ đã bỏ công đi tha hương làm ăn chỉ dành tiền để cuối năm về thì thà ở lại quê còn hơn. Còn đã đi làm ăn xa thì phải có mục tiêu dù phải hi sinh mấy cái tết.

Ông bà có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” hay “Góp gió thành bão”…Có nghĩa là chúng ta phải tiết kiệm chi phí để mua được đất hoặc mua nhà để ở. Như tôi năm nào không về được thì ngày thường về hoặc mua vé máy bay cho ông bà vào chơi với hai đứa cháu, vô rồi chán lại cho ông bà về, cứ thế nên cũng góp chút ít và vay mượn thêm để mua được nhà. Khi có nhà rồi đỡ một năm 50 triệu tiền nhà nên tiền đó giành về tết cũng đỡ phần nào. Tóm lại các bạn phải biết tiết kiệm nhưng không phải hà tiện nhé.

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Anh trai tôi sẵn sàng chi chục triệu đồng về quê ăn Tết

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *