Tôi chấp nhận tốn gấp đôi thời gian để đi xe buýt

Bỏ xe máy đi xe buýt, mỗi lượt tôi phải đi bộ thêm 700 mét, bắt hai tuyến xe, tốn thời gian gấp đôi bình thường, nhưng vẫn thấy ổn.

Tôi đi làm bằng xe buýt mấy năm nay. Mỗi lượt đi và về, tôi cần bắt 2 tuyến xe buýt, và đi bộ tổng cộng khoảng hơn 700m, thời gian đi lại nhiều gấp 1.5 đến 2 lần so với đi xe máy. Nhưng điều đó không thành vấn đề. Nếu tương lai có mở thêm các tuyến xe buýt hoặc tăng cường số lượng xe xe thì khả năng các bất tiện trên có thể rút gọn đi một chút.

Vì sao tôi chuyển sang phương tiện công cộng? Cái lợi mà mọi người đều nói rấy nhiều đó là sự an toàn, giá thành rẻ… và cuối cùng là đóng góp cho cộng đồng, giúp giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Trên xe buýt, tôi cũng gặp rất nhiều người đi làm công sở như mình. Thậm chí, có người còn phải đi bộ xa hơn nếu không muốn bắt thêm chuyến xe buýt nữa.

Việc đi làm còn khắc phục được bằng phương tiện công cộng thì các nhu cầu khác cũng đều là chuyện nhỏ. Nếu muốn đi xe buýt, tôi sẽ cố gắng nghĩ cách đi cho hợp lý nhất để thích nghi với hoàn cảnh. Còn nếu đã không muốn, thì tôi sẽ chỉ nghĩ ra đủ các lý do, phiền phức để biện mình cho việc tiếp tục đi xe cá nhân của mình.

Trung Quốc cũng đã thực hiện chủ trương cấm xe máy ở các tuyến đường chính ở một số thành phố lớn từ rất lâu. Và họ đang xúc tiến việc cấm ôtô theo ngày, theo tuyến đường. Mục đích chính của họ cũng là để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, tiếp theo mới đến giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Người dân nước họ cũng đang dần chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng. Điều đó góp phần giúp họ trở thành một trong những nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Chắc chắn, nếu muốn phát triển, sẽ đến lúc Việt Nam cũng phải quyết tâm thực hiện điều đó. Có thể bắt đầu từ việc cấm xe máy ở một số tuyến đường, rồi dần dần mở rộng ra cả thành phố. Từ cấm xe máy, rồi đến giảm ôtô. Song song với việc cấm phương tiện cá nhân, chúng ta cũng sẽ phải phát triển hệ thống giao thông công cộng để đáp đủ ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây cũng là xu hướng chung của việc phát triển đô thị. Sự khác nhau giữa các quốc gia phát triển và những nước chậm tiến chỉ là khi nào làm và làm mạnh tay đến đâu mà thôi.

Namvfpx

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *