Bà bán xôi kiếm 50 triệu đồng nhờ ‘cộng sinh học vấn’

Anh bán kẹo, bà bán xôi tuy ít học nhưng vẫn có thể giàu có nhờ “cộng sinh học vấn”.

Sự khác biệt giữa giàu và nghèo chính là “tri thức, học vấn”. Hôm nay tôi sẽ viết theo các ví dụ thực tế theo các cấp độ từ nhỏ tới lớn để làm rõ hơn sự khác biệt giữa giàu và nghèo dựa trên ‘tri thức, học vấn’:

Cấp độ cá nhân

Trong xã hội các bạn quan sát người nghèo thường có những đặc điểm cá nhân sau:

– Điều kiện tiếp xúc với giáo dục thấp (được học hành ít, môi trường không tốt…).

– Năng lực học tập kém.

– Kỹ năng quản lý tiền bạc, tài sản, thời gian kém, thậm chí không biết.

>> Khi bà bán xôi kiếm 50 triệu đồng mỗi tháng

– Thường nghiện những chất kích thích nào đó như rượu bia, thuốc phiện…

– Năng lực nghề nghiệp kém (thường làm những công việc đơn giản, giá trị thấp…).

– Khả năng lắng nghe thấp, hay bốc đồng, trọng tình cảm quá mức nhưng là để che đậy cái tôi bị tổn thương vì nghèo nên thường phản ứng rất mạnh khi ai đó nói về tiền bạc và khả năng tài chính.

Họ luôn có xu hướng chứng minh họ không nghèo hoặc tỏ ra như nghèo nhưng tình cảm, tình bạn, hơn người giàu.

>> Làm giỏi, học giỏi và làm giàu

– Ít khi di chuyển khỏi không gian sinh sống và làm việc, hoạt động trong phạm vi hẹp.

Ngược lại khi bạn quan sát người giàu sẽ có những đặc điểm sau:

– Điều kiện tiếp xúc với giáo dục tốt, cao (không phải tất cả) được học hành, giáo dục ở những môi trường thuận lợi).

– Năng lực học tập cao (nhiều người có xuất phát điểm thấp nhưng lại nhờ khả năng học tập cao mà có những bước tiến thay đổi cả tương lai).

– Kỹ năng quản lý tiền bạc, thời gian rất tốt, ít nhất vẫn đủ khoa học để tạo ra “số dư” của cải.

– Biết nói không khi cần với những chất kích thích, thường là không sử dụng hoặc do làm việc suốt ngày, bận nên không có nhiều thời gian sử dụng chất kích thích như nhậu nhẹt rượu chè…

Nếu sử dụng thì chỉ dùng khi rảnh hoặc tiếp khách kinh doanh (với người nghèo bạn nhậu thường là bạn “ăn bám” không phải bạn kinh doanh).

– Có khả năng kiềm chế cảm xúc cao, chấp nhận những đả kích về tình cảm nhưng không quá ở trong trạng thái phòng thủ để lúc nào cũng “bật lại” bởi lời nói. Họ không cần phải chứng minh mình giàu (vì đã lộ ra bên ngoài, hoặc không quan tâm người khác nghĩ gì về mình).

– Không gian làm việc, và thường di chuyển khỏi không gian sinh sống, làm việc để đi xa, nhiều nơi. Điều này làm cho họ có thể quan sát, học tập, nhận ra sự khác biệt của nhiều nơi, nhiều vùng kinh tế… từ đó tìm hiểu, học hỏi kiến thức, lợi dụng sự khác biệt giữa các vùng kinh tế để làm giàu.

Cấp độ gia đình

Những gia đình nghèo thường có những đặc điểm sau:

– Gia đình thường xào xáo vì các mâu thuẫn, áp lực kinh tế như: vợ chồng cãi nhau, thậm chí thường xuyên đánh đập nhau; con cái thường đánh nhau, cãi nhau, tranh giành đồ ăn, thức uống…

– Học vị, học lực của các thành viên gia đình không cao, hoặc cao nhưng lại không áp dụng được vào công việc, hoặc do các khó khăn nào đó mà họ phải từ bỏ những tri thức đã học.

– Công việc của các thành viên trong gia đình không ổn định, thất thường, thu nhập thấp.

Ngược lại các gia đình giàu có những đặc điểm sau:

– Gia đình khá êm ấm nếu so với các gia đình nghèo: Vợ chồng thường ít cãi nhau về vấn đề tiền bạc, kinh tế, nếu cãi nhau thì thường là vấn đề “cô đơn”, tình cảm…

Con cái cũng ít khi cãi nhau, tranh giành đồ ăn, nếu cãi nhau thì mức độ cũng không cao, không cương quyết mà chỉ để gây sự chú ý, hoặc trêu đùa nhau.

>> Muốn giàu thì phải làm chủ?

– Học vị, học lực của các thành viên gia đình khá cao, hoặc rất cao.

– Công việc của các thành viên trong gia đình thương ổn định, thu nhập cao.

Những gia đình sắp nghèo lại có những đặc điểm sau:

– Giữa thế hệ hiện tại (cha mẹ) và tương lai (con cái) không có sự kế thừa về tri thức, công việc, lối sống hiệu quả…

– Cha mẹ buông lỏng con cái, không lo giáo dục, chỉ biết đáp ứng điều kiện của con cái vô điều kiện… mà không quan tâm làm cho có sự gián đoạn những tri thức, kỹ năng của người giàu (cha mẹ) xuống con cái.

Con cái không lo kế thừa, phát huy… tri thức, lối sống hiệu quả, giàu có của cha mẹ mà lo ăn chơi, hưởng thụ theo cách của người nghèo là có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu dẫn tới “miệng ăn núi nở”.

Tại sao vẫn có nhiều người học vấn thấp, tri thức thấp vẫn giàu có như bà bán xôi, anh bán kẹo?

Đó là do khả năng “cộng sinh học vấn”. Xã hội nhiều người giàu có bằng phương thức “có học” như các giám đốc, công nhân, kỹ sư, giáo sư, bác sĩ… có trình độ tay nghề, và năng suất sản xuất cao. Họ kích cầu, làm cho chi tiêu, tiêu dùng tăng cao ở các quốc gia, địa phương họ đang sinh sống.

Điều này tạo điều kiện để có nhiều hàng hóa đa dạng, phức tạp, có trình độ kỹ thuật cao như máy móc, sản phẩm thức ăn, đồ uống đóng hộp, lữu giữa cao, công nghệ tinh xảo… Môi trường này đã tạo điều kiện cho một số cá nhân học vấn thấp, trình độ thấp vẫn giàu có nhờ “cộng sinh học vấn” vào hệ thống có sẵn.

>> Hạnh phúc của tôi không nằm ở căn nhà mặt tiền

Ví dụ: Bà bán xôi cũng có thu nhập cao, có thể tới 50 triệu đồng mỗi tháng, vì khách giàu có du lịch mua xôi để thưởng thức hoặc là các em học sinh nhỏ con của người khá giả… Hoặc các nghề nghiệp giàu có khác không học vấn nhưng vẫn giàu nhờ khả năng kết nối, cộng sinh học vấn giữa việc kết nối thị trường tiêu thụ với nơi sản xuất như KOLs (người nổi tiếng), các Vloger, ca sĩ, ngôi sao… Họ đã cộng sinh học vấn với các công ty, doanh nghiệp sản xuất nội dung kết nối giữa nơi sản xuất và nơi tiêu dùng.

Thánh Tuệ

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *