Nỗi bất an người bệnh tâm thần gây án

‘Chỗ nhà tôi có người tâm thần đi ném đá vỡ kính nhà người khác nhưng không biết bắt đền ai’.

Từ vụ việc kẻ lang thang có tiền sử bệnh tâm thần sát hại nữ công nhân gom rác ở Hà Nội ngày 4/4, nhiều độc giả đã bày tỏ băn khoăn, lo lắng. Độc giả Nguyên Bạch Ngọc đặt vấn đề:

Liệu có nên quản lý người bệnh tâm thần nặng tại cộng đồng? Thay vì đó, nên tập trung họ và tạo một số việc làm phù hợp kết hợp chữa bệnh? Như vậy vừa loại trừ được mối nguy hiểm cho xã hội, vừa giúp họ có hoạt động thể lực nhất định, tăng thu nhập cho gia đình và không ở trạng thái nhàn cơ vi bất thiện.

Tại vì cộng đồng, gia đình không có đủ hiểu biết chuyên môn và thời gian để quản lý người bệnh. Còn để họ lêu lổng ngoài xã hội, xã hội còn bất an, sẽ còn nhiều mạng người chết oan uổng.

Độc giả Nghi Đăng bày tỏ: Người tâm thần cần được gia đình quan tâm chăm sóc, nếu gia đình không quan tâm chăm sóc được thì cần cho đến trung tâm. Chứ không phải tâm thần là họ được đi được làm những gì ngoài pháp luật. Hàng năm có biết bao vụ người tâm thần và có vấn đề về thần kinh gây rối cũng như giết người thậm chí giết nhiều người.

Chỗ nhà tôi cũng có người bị tâm thần trong khi gia đình chẳng quan tâm. Họ cứ tự do đi lại rồi cầm gạch đá ném vỡ kính của các hộ kinh doanh mặt đường. Đến nhà thì gia đình bảo “nó tâm thần, gia đình không chịu trách nhiệm”. Vậy nên người tâm thần thì cho nên vào trung tâm quản lý. Không kỳ thị nhưng đó là cần thiết để xã hội phát triển.

Độc giả Hồ Công Vương: Tôi đề nghị gia đình có người bị tâm thần mà giữ ở nhà thì phải có một người giám hộ. Nếu người tâm thần gây án người giám hộ phải chịu trách nhiệm. Cứ lấy lý do tâm thần rồi đi phá làng phá xóm thì ai chịu được?

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *