Tại sao tốt nghiệp giỏi vẫn thất nghiệp và làm trái ngành?

Nếu thiếu hụt các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử nơi văn phòng, sinh viên mới tốt nghiệp khó lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Một thực trạng đáng buồn phải bàn đến trong xã hội ngày nay, là có một số lượng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn thất nghiệp và làm trái ngành. Vậy nguyên nhân thực sự và điều gì đã thực sự gây nên vấn đề này?

Đầu tiên thì phải nghiêm túc khẳng định việc học và có một tấm bằng đẹp là thực quan trọng và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên điều cần nhấn mạnh ở đây là việc học thực sự học nghiêm túc, và tự mình lấy được tấm bằng giỏi. Vậy là bạn đã có được tấm vé ưu tiên trong tay.

Các nhà tuyển dụng đủ thông minh để biết rằng bằng cấp hiện nay không còn là vấn đề quá nặng nề như trước kia. Vậy nên họ sẽ yêu cầu những yếu tố khác đến từ ứng viên của mình.

Hãy nhớ bằng đẹp giúp bạn có nhiều cơ hội hơn người khác, tuy nhiên chỉ một chút thôi. Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực thực sự của bạn.

Vậy kỹ năng mềm nói đến ở đây là gì? Đó chính là những kỹ năng như giao tiếp văn phòng, ứng xử, kỹ năng tin học văn phòng…

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều không quan tâm đến việc bạn đã học giỏi ra sao, cái họ cần là hiện tại bạn có gì? Những kiến thức chuyên ngành nào mà bạn đang nắm bắt được… cùng với đó là thái độ của bạn với công việc ra sao.

Tôi theo học chuyên ngành kiểm toán nhưng vì rất thích công việc viết lách nên ứng tuyển vị trí làm nội dung cho một công ty thiết bị. Tôi đã nghĩ là mình sẽ bị đánh trượt vì hôm đến phỏng vấn cùng có hai người khác nữa, và họ đều học đúng chuyên ngành cần tuyển.

Cuối buổi phỏng vấn tôi được chọn. Sau khi đi làm một thời gian, tôi có hỏi lại chị nhân sự phỏng vấn mình. Kết quả có ba lý do: CV của tôi khá ấn tượng và sáng tạo, tuy chưa có kinh nghiệm nhưng thái độ quyết tâm và tinh thần tự học, kỹ năng tin học văn phòng tương đối tốt Nên tôi muốn nói rằng kỹ năng mềm và thái độ là rất quan trọng. Thông thạo tin học văn phòng và giao tiếp tốt sẽ giúp các bạn sinh viên rất nhiều.

Dù bạn là sinh viên giỏi nhưng không công ty nào giao việc lớn cho một đứa sinh viên mới ra trường đâu.

Kinh nghiệm thực tế là yếu tố không thể thiếu. Tất nhiên là những công việc liên quan tới ngành học. Hãy thử trải nghiệm những công việc, thực tập sinh phù hợp dù đôi khi lương khá thấp và đôi khi không có nhưng nó sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được rằng bạn đã có những bước đầu tiếp xúc với công việc mình sắp làm và để chắc rằng họ sẽ không mất quá nhiều thời gian đề chỉ việc cho bạn.

Cuối cùng, một số điều mà tôi rút ra:

– Hãy tìm hiểu kỹ về công việc cũng như công ty mà bạn đến phỏng vấn, điều này thể hiện rằng bạn là người có biết chuẩn bị kỹ cho việc, và đặc biệt chú tâm vào công ty.

– CV của bạn nên trông thật chuyên nghiệp và sáng tạo: tin mình đi mình cá đến giờ vẫn nhiều bạn chưa biết làm CV hoặc làm những CV đơn điệu.

– Trang phục hợp lý cùng gương mặt tụ tin sẽ giúp bạn ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

– Đừng trả lời ” em không biết”, hoặc trả lời mông lung. Hãy luôn thể hiện sự chắc chắn trong mọi câu trả lời. Và nếu có thể hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng những câu hỏi liên quan.

– Đừng chỉ chào tạm biệt và xin phép ra về. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy thái độ và sự kỳ vọng của bạn vào công ty và hẹn họ cho bạn bạn nhận kết quả sớm nhất.

Nguyễn Thanh Thảo

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *