Đầu tư ‘tiền ảo, lan đột biến’ – ai là người hốt hụi chót?

Trước khi xuống tiền đầu tư tiền ảo, lan đột biến… cần phải xác định được mình là F mấy và cuộc chơi đang giai đoạn nào.

Và khả năng mình tìm được “kẻ đầu tư ngốc hơn” là bao nhiêu và dòng tiền đổ vào cuộc đua có dấu hiệu chững lại, rời đi hay không, rồi hãy quyết định đầu tư.

Trong khi nhiều dịch vụ, sản phẩm đang bị thổi giá theo kiểu đầu tư “thi xem ai ngốc hơn”. Trong đó có các loại hình đầu tư có thể gây ra “bong bóng giá”. Khi “bong bóng” giá cả bị vỡ thì chính là lúc thị trường đã tìm ra được nhà đầu tư “ngốc nhất”.

Có những sản phẩm không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đổi hoặc giá trị sử dụng tăng khá thấp nhưng liên tục bị thổi giá trị lên cao. Vậy mô hình đầu tư đó hoạt động như thế nào? Đó là cuộc đua xem ai ngốc hơn. Khi nhà đầu tư Fn quyết định giao bán một sản phẩm thì giá trị của sản phẩm thường được định giá rất gần với giá trị công lao động hay giá trị sử dụng họ bỏ ra.

Khi sang tay nhà đầu tư F(n-1) thì để tiến hành kiếm lời thì chỉ có hai cách:

– Tăng công lao động bỏ ra để tăng giá trị sử dụng để tăng giá trị.

– Thổi giá để tìm “kẻ ngốc hơn”. Thông thường cách tăng công lao động, tăng giá trị sử dụng chỉ có thể xuất hiện với các sản phẩm nông sản, hay các sản phẩm có thể chế biến, lắp ráp… của nền công nghiệp.

Cách tăng giá trị thứ hai là “thổi giá” và chờ “kẻ ngốc hơn” được áp dụng trong mọi sản phẩm có thể nhưng thường được áp dụng cho các loại hình đầu tư bất động sản, tiền ảo và các tài sản số, vàng, chứng khoán, hoa tuy líp,… trong đó có “lan đột biến” đang nổi gần đây.

Theo cách đầu tư “kẻ ngốc hơn” thì khi qua tay mỗi lần nhà đầu tư từ F(n-1) tới F(n-2) thì giá trị sản phẩm/ dịch vụ đã bị thổi lên một lượng bằng chính số tiền lời mà họ kiếm. Và khi tìm đến được F0 đây chính là “kẻ ngốc nhất” vì không thể tìm được kẻ ngốc hơn để bán lại sản phẩm/ dịch vụ của mình thì đó gọi là vỡ bong bóng (giá trị hàng hóa/ dịch vụ về giá trị thực để có thể có người bỏ tiền ra mua).

Tổng số thiệt hại của F0 chính là tổng toàn bộ số tiền mà các F(n-1) tới F(n-n-1) lời được.

F0 chính là kẻ ngốc nhất và vì giá trị quá cao không thể bán được sản phẩm/ dịch vụ nên sẽ chụi nhiều tốn thất về chi phí vận hành, duy trì, bảo quản sản phẩm, thậm chí cả tiền lãi ngân hàng, tiền lãi vay tiền đầu tư từ người khác nên F0 phải hạ giá trị, chụi lỗ để cắt lỗ lớn hơn đây là lúc vỡ bong bóng giá. F0 có thể là nhà đầu tư nào đó có thể là ngân hàng và các tổ chức tin dụng cho vay khác. Khi nhà đầu tư còn có thể chụi lỗ, cắt lỗ thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ tranh được họa làm F0 bất đắc dĩ. Nhưng khi F0 không có khả năng trả nợ, trốn nợ, gạt nợ… thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ là F0.

Khi bạn cần tới tiền tỉ để đầu tư một sản phẩm/ dịch vụ nào đó thì bạn sẽ làm gì để có được số tiền đó? Bạn phải tiến hành bán tài sản mình đang sở hữu để huy động tiền bao gồm cả tài sản vật chất và phi vật chất (các mối quan hệ xã hội). Ví dụ bạn cần 5 nghìn tỉ để đầu tư, trong khi bạn có số lượng đất đai là 10 nghìn tỉ thì bạn sẽ làm thế nào? Bạn sẽ bán cho ai với số tiền 5 nghìn tỉ để có số tiền đó nhanh nhất có thể? Chắc chắn không một nhà đầu tư nào thông thường có thể bỏ ra số tiền lớn đó, nếu chia lẻ đất đai để bán bạn sẽ phải mất rất lâu mới có thể bán hết, và khi bán hết thì giá trị tiền tệ lạm phát, trượt giá hoặc chi phí đầu tư tăng cao thì mọi kế hoạt về vốn của bạn sẽ bị phá sản.

Tuệ

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *