Nghệ sĩ ‘ngáo quyền lực’

Một số nghệ sĩ được công chúng tôn sùng tới mức trở thành những ‘ông hoàng, bà chúa’ không ngai, ‘ngáo quyền lực’, bắt xã hội phải cung phụng.

Ai nuôi nghệ sĩ? Hoạt động nghệ thuật là một loại hình nghề nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, có ảnh hưởng tới nhiều người. Các sản phẩm dịch vụ này không phải là thứ thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống. Do đó, để sống được bằng các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như đồ ăn, thức uống, y tế, giáo dục… thì họ phải trao đổi công lao động với hệ thống “trả nợ”. Mà đáy của hệ thống trả nợ đó chính là nông dân, công nhân sản xuất hàng hóa. Vì vậy có thể nói, chính công chúng, người thưởng thức các loại dịch vụ, sản phẩm nghệ thuật là người nuôi nghệ sĩ.

Nói cách khác, hoạt động nghệ thuật là một dạng nghề nghiệp như bao nghề nghiệp khác trong xã hội, nó cộng sinh rất lớn vào hệ thống sản xuất hàng hóa (hệ thống “trả nợ”) của xã hội. Nó là một dạng nghề nghiệp có sức ảnh hưởng khá lớn do đặc tính là được tiếp xúc nhiều người, có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

Khi nghệ sĩ tự tách lợi ích của mình ra khỏi lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc… thì sẽ gây nên những hệ luy vô cùng to lớn.

Ngày nay, các dịch vụ quảng bá, gây sức ảnh hưởng kiểu “thần gọi mưa” nhờ hiệu ứng “vầng hào quang” của nghệ sĩ đối với công chúng, là cách mà doanh nghiệp tận dụng, khai thác để làm cho sản phẩm của họ được biết đến với nhiều người sử dụng hơn. Ngoài những kênh quảng bá qua các nghệ sĩ, các nhà đài thì các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lựa chọn khác để đến với công chúng như báo chí, truyền thông, mạng xã hội, lan tỏa việc tốt… Nhưng có vẻ việc sử dụng hình ảnh của các nghệ sĩ gần như là giải pháp quá được ưu tiên nên khiến các doanh nghiệp đã chi tiền rất bạo tay. Việc sử dụng hình ảnh của nghệ sĩ đã làm doanh nghiệp khá phụ thuộc vào nghệ sĩ.

>> Hung dữ thì đừng làm nghệ sĩ

Chính vì quá dễ dãi trong quá trình sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nghệ sĩ từ phía công chúng, coi nhẹ các hình thức giải trí văn minh khác như đọc sách, thưởng thức khoa học, học tập…, nên công chúng ngày càng phụ thuộc, chi tiền vô tội vạ vào các dịch vụ không thiết yếu của nghệ sĩ, làm cho thu nhập của họ tăng cao kỷ lục. Đặc biệt, sự dễ dãi của các doanh nghiệp càng làm kho “giấy nợ” của các nghệ sĩ tăng cao.

Một số nghệ sĩ đã được công chúng tôn sùng cá nhân tới mức trở thành những vị “hoàng” (nữ hoàng, ông hoàng) không ngai, làm cho họ “ngáo quyền lực” và tạo ra sự ảnh hưởng quá lớn lên xã hội. Một khi họ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc thì họ sẽ bất chấp thủ đoạn để trục lợi, thậm chí họ còn làm màu, ăn vạ xã hội, bắt xã hội phải cung phụng họ.

Vì thế, hãy chi tiêu hiệu quả, xứng đáng vì mỗi đồng tiền bạn cho ai không phải chỉ là tiền của bạn mà là “giấy nợ” đòi nợ công lao động của hệ thống sản xuất hàng hóa. Khi bạn giao “giấy nợ” cho người không đúng đối tượng, không đúng mức thì chẳng khác nào giao “con nợ” (nông dân, công nhân, hệ thống sản xuất hàng hóa) cho xã hội đen cho vay nặng lãi. Mỗi người trong công chúng hãy biết thưởng thức, chi tiêu hợp lý cho lĩnh vực văn hóa.

Tuệ

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *