Công chúng ‘ngáo’ nghệ sĩ

Nghệ sĩ là một loại nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ. Sản phẩm của loại hình nghề nghiệp này là các sản phẩm văn hóa từ thơ văn, tiểu thuyết, phim ảnh, ca hát, múa…

Một đặc tính nghề nghiệp rất lớn là họ có khả năng bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho nhiều người cùng một lúc. Sản phẩm, dịch vụ của họ không khó để bảo quản, để phát tán lên truyền thông, phân phối qua nhiều kênh. Tuy nhiên, họ không chịu nhiều áp lực như các loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như nông sản, hàng hóa tiêu dùng có hạn sử dụng nhất định.

Điều này khiến cho một số nghệ sĩ khi nắm trong tay các trục quyền lực của hệ thống phân phối truyền thông. Họ gần như sẽ xuất hiện áp đảo, tần suất liên tục. Cũng giống như trong kinh doanh mà bạn có quyền lực để thao túng thị trường kiểu “độc quyền kinh doanh” vậy.

Điều này thường dẫn tới việc “tha hóa quyền lực” mà tôi đã từng đề cập là “nghệ sĩ ngáo quyền lực”. Nhưng với bài viết này tôi sẽ phân tích những ai đang “ngáo nghệ sĩ”.

“Ngáo nghệ sĩ/ ngáo thần tượng” dùng để chỉ những người cuồng nghệ sĩ tới mức sẵn sàng vì thần tượng mà tụ tập gây rối xã hội, chi tiêu hoang phí tài sản, tiền của của mình, của người thân. Họ có thể trục lợi dựa trên sự ảnh hưởng của nghệ sĩ tới công chúng. Họ thậm chí giao cả tính mạng của họ cho thần tượng tin tưởng vào các thuốc đểu, thực phẩm chức năng giả, thần y đểu mà thần tượng giới thiệu.

>> Ai ‘nuôi’ nghệ sĩ?

Trước tiên chúng ta phân tích vài đặc điểm tâm lý hướng tới việc “thần tượng một ai đó”.

Hiệu ứng vầng hào quang là tâm lý thường thấy khi bạn yêu thích, có cảm tình với một người nào đó. Điều này sẽ dẫn tới một tâm lí là bạn luôn bênh vực, luôn tin tưởng một cách mù quáng vào những lời người đó nói bất chấp sự cảnh tỉnh từ người khác.

Như khi bạn yêu ai thì yêu luôn cả đường đi, yêu luôn cả tông ti họ hàng nhà họ… Khi họ nói gì bạn cũng tin, cũng cho là đúng. Thậm chí những lời nói bình thường của họ thì bạn nâng quan điểm lên thành những “lời sấm truyền”. Ngược lại khi gét ai thì dù họ nói gì bạn cũng sẽ cho đều sai, chân lý thoát ra từ người mà bạn ghét thì cũng là vô lí.

Hiệu ứng vầng hào quan thường dẫn dắt con người vào lối tưu duy “chỉ trích cá nhân”. Chỉ trích cá nhân là lối tưu duy theo kiểu “người ta sẽ cho rằng anh/chị là người xấu nên những gì anh/chị nói ra đều sai, không đáng tin mà bất chấp lí lẽ, logic, lập luận của anh/chị”. Lối tưu duy thông thường phải tập trung vào tưu duy, logic hiện tại của những phát ngôn, câu nói, sự thật… chứ không tập trung vào việc câu nói đó phát ra từ người như thế nào, có quá khứ ra làm sao, nhưng khi bị mắc hội chứng chỉ trích cá nhân thì bạn sẽ không chấp nhận sự thật, logic mà công kích quá khứ của người khác để thuyết phục người khác không tin anh/chị ta.

Hiệu ứng đám đông khi bạn hành ở trong một đám đông thì mọi hành động của bạn sẽ bị dẫn dắt theo số đông mà mất đi ý chí, suy nghĩ riêng. Bạn làm việc gì khác cũng chỉ vì người bên cạnh chứ thực sự bạn chưa chắc đã muốn làm.

Thậm chí nó còn ảnh hưởng tới cả các phản xạ sinh lý của bạn, ví dụ: khi bạn ngồi một bàn có 5 người mà 4 người đi nhà vệ sinh thì bạn cũng sẽ đứng lên ra nhà vệ sinh một cách vô thức. Do đó khi các cá nhân “ngáo nghệ sĩ/ ngáo thần tượng” tụ tập lại thì họ sẽ bị dẫn dắt và làm những điều điên rồ dù có được chỉ đạo, dẫn dắt từ một các nhân nào đó hay không.

Những ai đang ngáo thần tượng

Đa số những người “ngáo thần tượng” vì chưa có “hiệu ứng hào quang” nên phải sống nhờ “hào quang của người khác”. Họ là những người chưa thành công, hoặc đã thất bại trong công việc, cuộc sống hoặc bị dẫn dắt vì lợi ích riêng nào đó.

Nên từ đó có thể thấy phần lớn họ chưa trưởng thành, thường là những người trẻ như học sinh, sinh viên, công nhân lao động chân tay thấp hoặc những cá nhân có dân trí chưa cao. Họ đa số chưa trực tiếp kiếm tiề, chưa hiểu giá trị của tiền bạc, chưa có công việc để mà lo làm, lo toán tính trong cuộc sống… Vì thế, họ có nhiều thời gian rảnh để thể hiện, đua đòi “độ xịn xò” nên dễ bị “dắt mũi” nhờ tập tình thích tụ tập, thích bắt trend.

Hoặc là kiếm được tiền nhưng dễ dàng quá (kiểu cậu ấm, cô chiêu) hoặc kiểu công nhân dân trí thấp không biết làm gì với tiền của mình nên dễ bị dắt mũi, niềm tin mù quáng. Nhưng cũng không thiếu những người tuy lớn tuổi nhưng lại thực sự chưa trưởng thành về tư duy và tinh thần, tiếp xúc với một vài kênh thông tin xấu độc mà mất tính phản kháng, phản biện, nghi hoặc của bản thân tạo thành phản xạ tin tưởng chỉ vì từng nghe thấy, người khác nói, đài báo nói…

Người giàu, tỉ phú, thành công rồi vẫn bị “ngáo nghệ sĩ/ ngáo thần tượng”. Do đó đừng chỉ nghĩ rằng chỉ những người nghèo dân trí thấp mới bị. Ví dụ là những hành động bao nuôi, hiến tặng tiền tỉ của giới sang giàu chỉ vì mến mộ nào đó bất chấp đối tượng có thể đang vi phạm pháp luật, lừa đảo.

>> ‘Ngáo quyền lực giang hồ’ từ trên mạng ra ngoài đời

Những người kiếm sống bằng danh tiếng của nghệ sĩ. Đây là lực lượng tiên phong vẽ chuyện, tổ chức sự kiện, định hướng truyền thông để trục lợi thông qua các dịch vụ/ sản phẩm ăn kèm tiếng tăm của nghệ sĩ, thần tượng như những người bán “thực phẩm chức năng”, người làm dịch vụ trang điểm, hậu đài… người tổ chức fancub để bán hàng, dịch vụ nào đó trong đó có cả các doanh nghiệp, nhà đài.

Tuệ

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *