‘Tôi mất việc, tài khoản không nổi một triệu đồng’ 

Mất việc, trắng tay, nợ nần chồng chất vì dịch bệnh kéo dài, nhiều người bị nhấn chìm trong ‘nỗi buồn Corona’.

Covid-19 được coi như một cơn sang chấn tập thể, nghĩa là ai cũng có thể bị ảnh hưởng về mặt tinh thần. Trạng thái hoang mang vô định, không biết ngày nào thoát ra được hay mọi thứ đột ngột bị dở dang là phổ biến nhất. Mỗi độ tuổi lại gặp phải những khó khăn khác nhau. Học sinh, sinh viên lo việc học online, không biết bao giờ được quay trở lại trường và gặp bạn bè. Người già lo về các vấn đề bệnh nền có sẵn và dễ nhiễm virus. Lao động tự do đối mặt với nỗi lo mất việc, gánh nặng chi phí nếu phải cách ly hoặc băn khoăn về thời điểm, điều kiện đi làm lại.

Các nghiên cứu khắp thế giới chỉ ra, giãn cách xã hội do Covid-19 tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần của con người. Ở Hàn Quốc thậm chí còn phát sinh thuật ngữ “nỗi buồn Corona” để chỉ tình trạng trầm uất do Covid-19. Nó khiến cả những người khỏe mạnh cũng mệt mỏi. Giới trẻ được cho là có khả năng chống đỡ và phục hồi tốt thì nay lại trở thành nhóm đối tượng chịu tác động tâm lý nặng nề nhất do Covid-19.

Thế nhưng, không phải ai cũng chọn cách gục ngã, chấp nhận số phận. Nhiều người vẫn cố gắng bình tâm, coi đây như một bước nghỉ, để lấy đà, chờ cơ hội bứt phá, lấy lại những gì đã mất:

>> Giảng viên đại học cầm máy khoan đi làm giàu

Theo thống kê mới nhất của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến lúc này, đã có hơn hai triệu người mất việc, dừng việc, nghỉ không lương do dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi đó, mới có hơn 1,16 triệu công nhân được thụ hưởng chính sách từ nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng).

Dù vẫn buồn vì những mất mát mà Covid-19 gây ra, nhưng không ít người vẫn tự nhủ phải mạnh mẽ để làm lại từ đầu. Độc giả Thido chia sẻ: “Tôi cũng thất bại, phải đóng cửa công ty, chấp nhận lỗ vốn, mất nhà, mất xe. Thế nhưng, thay vì nản chí, tôi đang đứng dậy tìm việc làm, góp nhặt từng đồng để trả nợ. Mục tiêu đến cuối đời của tôi cũng chỉ là gia đình được bình an và trả hết nợ cho những người tốt bụng đã cho tôi vay.

Với tôi, bây giờ vẫn có cái để mất là tốt quá rồi, chỉ cần cả gia đình bình an, có sức khỏe là ta sẽ làm lại được. Càng khó, ta càng phải đi ra ngoài, đi gặp bạn bè để nạp thông tin có ích (không nhậu nhẹt bê tha là được), tránh sĩ diện hão, hay than vãn, kể cả về công việc. Hãy vững tin rằng ‘có sức người sỏi đá cũng thành cơm'”.

Thất nghiệp, trắng tay vì dịch bệnh kéo dài, bạn đọc Khoa Nguyen vẫn chọn cho mình một tâm thế bình tâm với niềm tin “ngược gió bay cao như cánh diều”: “Ở tuổi 33, tôi cũng trải qua tình trạng thất nghiệp, phải để vợ nuôi. Thời gian đó, tôi ở nhà, học tiếng Anh, rồi thi chuyển tiếp bậc đại học. Sau khi đi làm lại, mọi thứ dần ổn định, tôi tốt nghiệp Đại học, có cuộc sống ổn hơn nhiều. Tôi thầm cảm ơn giai đoạn thất nghiệp đó và cả người thân, nhất là vợ khi đã luôn ủng hộ, giúp tôi không tự ti, cố gắng hết sức để học và làm việc tiến thân. Con diều bay lên cao được là nhờ ngược gió và có một sợi dây níu giữ”.

Cũng chọn cách đối mặt với khó khăn thay vì trốn tránh, độc giả Dung Nguyễn Thị Mỹ bày tỏ: “Tôi 28 tuổi, từ đầu năm ngoái tới tháng 3 năm nay, tôi rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tôi nhận ra rằng, không ai thực sự chê bai, dè bỉu gì khi mình mất việc hoặc không có thu nhập tốt như trước. Hãy cứ trả lời mọi câu hỏi, đối diện với khó khăn để mọi người có thể giúp đỡ. Áp lực phần lớn là đến từ chính bản thân mình tạo ra, bạn bè hay người quen không ai kỳ vọng ở bạn nhiều như chính bản thân bạn cả. Dịch này, cứ cốt có việc làm tạm đã, qua dịch rồi tính tiếp”.

>> Mất hai căn nhà vì ham làm giàu cấp tốc

Giữ vừng niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn sau đại dịch, nhiều người bày tỏ niềm lạc quan và quyết tâm đứng lên từng chính nơi ngã xuống:

Thành Lê tổng hợp

>> Bạn đã vượt quá khó khăn trong mùa dịch thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *