Người ở thành thị trăn trở về quê

Những bài viết “bỏ phố về quê” xuất hiện nhiều cho thấy nhiều người đang trăn trở nên sống ở quê hay phố?

Có những câu hỏi: Tại sao người thành phố thường có thu nhập cao hơn người nông thôn? Tại sao giá cả thành phố đắt đỏ hơn khu vực nông thôn? Tại sao người thành phố bán cái gì cũng toàn tiền trăm, tiền triệu, tiền tỉ trong khi người nông thôn lại nói tiền nghìn lẻ, tiền chục nghìn?

Tại sao người ta đua nhau lên thành phố sống? Tương lai nào cho thành phố và nông thôn? Rất nhiều người hỏi rằng nên ở phố hay ở quê? Và họ luôn dẫn ra các bất tiện, các áp lực, hay kinh nghiệm từng trải qua về sự vất vả ở quê hay ở phố để lý giải cho lựa chọn của mình.

Thành phố là khu vực quần tụ dân cư mật độ lớn. Để hình thành một khu vực như vậy thì nó phải đảm bảo bởi sự cung cấp lương thực số lượng lớn.

>> Về quê là đường lùi ở tuổi 35

Miếng ăn là nhu cầu bức thiết nhất và nó sẽ quyết định cách mà con người tổ chức xã hội như thế nào. Trạng thái cần bằng sẽ duy trì cho sự ổn định và tồn tại của thành phố hay nông thôn. Nếu mất trạng thái này thì mọi thứ sẽ sụp đổ. Do đó, khu vực thành phố chỉ hình thành và phát triển dựa vào một khu vực sân sau của nó là nông thôn. Nơi đó sẽ đảm bảo toàn bộ miệng ăn cho thành phố đó.

Hãy nhìn sang Trung Quốc với những thành phố hàng chục triệu dân. Nếu không nhờ thành quả của nền nông nghiệp công nghệ cao ở các khu vực nông thôn rộng lớn sẽ không có bất kì thành phố nào có thể tồn tại được. Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản ở Trung Quốc chiến 65% thế giới nhờ khu vực nông thôn ven biển.

Hãy nhìn sang Nhật Bản đất nước với những thành phố khổng lồ. Nhật Bản là quốc gia không thuận lợi phát triển nông nghiệp và nếu chỉ dựa vào năng lực nông nghiệp trong nước họ sẽ không thể phát triển được. Chiến lược phát triển thành phố của Nhật là lấy thành quả công nghiệp để đổi lấy sản phẩm nông nghiệp nuôi sống các thành phố. Tuy không sản xuất nhiều nông sản nhưng họ có thể nhập khẩu nhờ tiền xuất khẩu hàng hóa như ô tô, linh kiện điện tử…

Tuy vậy, các khu vực nông thôn của các quốc gia hiện tại cũng đang bị cạnh tranh với các cường quốc khác và các thành phố trong quốc gia nội địa nên giá trị hàng hóa nông nghiệp đã tăng cao đẩy giá trị nông sản ở Nhật lên rất cao. Để giảm sự phụ thuộc này người Nhật đã tạo ra các khu vực nông thôn của mình sản xuất theo phương pháp không cần đất gọi là nền nông nghiệp không đất.

Nhờ các kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản dưới biển, đánh bắt xa bờ, nuôi trồng trong các nhà kính, bằng các dưỡng chất sinh học không đất… Nông thôn Nhật Bản đang tạo ra giá trị có thể đảm bảo cho sự tồn tại của các thành phố của họ.

Vậy người thành phố dùng gì để đổi lấy các thành quả ở khu vực nông thôn? Đó chính là các dịch vụ, sản phẩm công nghiệp phải kể tới như: các dịch vụ công, y tế, giáo dục, bất động sản, chế biến lại sản phẩm nông sản, điện tử, cơ khí.

Ví dụ: người nông dân bán củ khoai tây giá rẻ người thành phố chế biến lại thành snack khoai tây bán lại cho người nông thôn với giá rất cao nhờ đó đổi lại được nhiều khoai tây hơn. Các dịch vụ giáo dục trong thành phố cũng có giá rất cao với con cái của những người nông dân lên thành phố tìm cơ hội…

>> 36 trái dừa khô giá 330 nghìn dập tắt ‘háo hức’ làm nông

Gần đây do sự văn minh, trình độ kỹ thuật cao các khu vực nông thôn đã hạn chế sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của thành phố mà tự tạo ra các dịch vụ kiểu tự cung, tự cấp đã làm cho các khu vực nông thôn không phụ thuộc nhiều vào thành phố.

Ví dụ: con cái nông dân đi học các trường học ở quê giá rẻ hơn, nhưng chất lượng cũng khá cao do họ tự đầu tư cơ sở vật chất, tự chế biến sâu các sản phẩm nông sản của mình trước khi mang tới siêu thị thành phố. Người nông thôn cũng ít đi du lịch, sử dụng dịch vụ của thành phố… đã làm cho giảm nguồn thu của các thành phố.

Giá cả thành phố tăng, người dân thành phố rất khó sống… đó là những gì đang diễn ra ở các thành phố lâu đời ở Phương Tây. Để giải quyết bài toán phụ thuộc khu vực nông thôn bản địa (đang phát triển, tách ra để độc lập về tài chính) thì các thành phố phương Tây sử dụng chiêu bài cung cấp giáo dục, dịch vụ… cho các khu vực nông thôn ở nước khác như du học, du lịch… nhằm bơm tiền cho người thành phố ở đây.

Các thành phố ở Việt Nam, hiện tại mới xây dựng gần đây nên còn mới mẻ, nhiều cơ hội, người gia nhập thành phố đang cao có nghĩa là sẽ bán được các bất động sản giá cao, dịch vụ, sản phẩm công nghiệp giá cao. Đây là miền đất hứa cho những người ở lại thành phố trong thời kỳ thành phố đang phát triển và mở rộng.

Nhưng khi thành phố trở lên già cỗi thì sẽ không còn ai muốn gia nhập thành phố này, khu vực nông thôn phụ thuộc họ cũng dần tách ra thì lúc đó thành phố đó sẽ trở lên rất ngột ngạt (ở nước ta chưa tới giai đoạn này). Khi mà các hộ nông dân đang trở thành các doanh nghiệp gia đình, khu vực nông thôn đang trên đà phát triển các dịch vụ, sản phẩm công nghiệp kiểu tự cung tự cấp, tách khỏi sự phụ thuộc vào thành phố thì đó là thời kì các chiến lược phát triển thành phố phải thay đổi. Đó là lý do giải thích tại sao Tây thích ở quê còn ta thì lại thích ở phố.

>> Tìm việc lương 7 triệu ở quê khó hơn 12 triệu ở phố

Nhưng trong tương lai không xa người Việt Nam cũng sẽ thích ở quê hơn ở phố khi mà các thành phố phát triển tới giới hạn của nó. Do đó, các bạn ở quê hãy chuẩn bị các điều kiện để có thể tự chế biến sâu sản phẩm của mình, có thể tạo ra các dịch vụ ngay tại nông thôn thì các bạn không việc gì phải ganh tị với người thành phố cả, lúc đó nông thôn trở nên đáng sống hơn nhiều.

Nên nhớ nông thôn có thể làm ra các sản phẩm, dịch vụ tương tự thành phố, nhưng thành phố thì không thể làm ra các dịch vụ, sản phẩm ở quê.

Tuệ

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *