‘Tiết kiệm không phải chìa khóa để tự do tài chính’

Nhiều người không nhận ra được chìa khóa mở ra cánh cửa tự do tài chính là đầu tư để tiền đẻ ra tiền, nên họ chọn cách tiết kiệm.

FIRE (viết tắt của “độc lập tài chính nghỉ hưu sớm” – Financial Independence & Retire Early) là trào lưu bắt nguồn từ phương Tây, nhanh chóng thu hút các bạn trẻ, trong đó có cả người Việt. Theo đó, trào lưu sống này hướng tới mục tiêu làm chủ hoàn toàn về tài chính. Người theo đuổi mục tiêu này thực hiện cách tiết kiệm và đầu tư 50-70% thu nhập, cho đến khi số tiền có được, dù là tiền mặt hoặc tiền trong quỹ đầu tư tương đương khoảng 25 lần số tiền tiêu dùng trong một năm. Và nếu hàng năm rút ra khoảng 4% số tiền đầu tư để sống, thì khối tài sản cũng không vơi đi quá nhiều, thậm chí vẫn tiếp tục sinh lãi cho những năm tiếp theo.

Nói đến nghỉ hưu sớm, nhiều người khẳng định quan trọng nhất là phải có đủ tiền tiết kiệm để phục vụ cuộc sống. Nhưng không ít người người lại cho rằng, tiết kiệm không phải con đường nhanh nhất để tiến tới tự do tài chính nghỉ hưu sớm:

>> Ảo tưởng ‘tự do tài chính’ để nghỉ hưu sớm

Tiết kiệm hay đầu tư?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đặc biệt là các bạn trẻ. Tùy vào mục tiêu hướng tới và thời điểm thích hợp, mọi người có thể lựa chọn một trong hai hình thức này hoặc cả hai. Tiết kiệm là hình thức giữ tiền truyền thống và an toàn, được nhiều người lựa chọn. Nhưng những người yêu thích mạo hiểm và có thể chấp nhận rủi ro thường chọn hình thức đầu tư để mau chóng gia tăng tài sản, rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu trong cuộc sống:

>> Dừng sự nghiệp ở tuổi 34

Bạn có bao giờ thắc mắc những người biết tiêu tiền lại thường kiếm được nhiều và ngày càng trở nên giàu có. Ngược lại, những người càng tiết kiệm thì cuộc sống vẫn chẳng thể sánh được với người biết tiêu tiền? Nếu chỉ tiết kiệm, bạn sẽ không thể trở nên giàu có. Tích lũy và đầu tư mới là cách khôn khoan để tiền đẻ ra tiền. Thay vì dành hàng giờ chỉ để tiết kiệm, người giàu có sẽ suy nghĩ xem nên đầu tư vào đâu, làm gì để kiếm thêm tiền. Đồng tiền để không là “đồng tiền chết” và thời gian để không sẽ là vô giá trị. Đó là quan điểm của nhiều người trẻ hiện nay:

Lê Phạm tổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *