Chứng minh tâm sáng khi làm từ thiện bằng luật

‘Nếu ngại luật khó, quy định chặt, không lập được tài khoản từ thiện riêng, thì tốt nhất không nên vận động quyên góp’.

Ngày 27/10, Chính phủ ban hành Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Cụ thể, khi vận động, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (với tiền), địa điểm tiếp nhận (với hiện vật), thời gian cam kết phân phối.

Nghị định nêu rõ, người tham gia vận động phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động, để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp; bố trí địa điểm tiếp nhận, bảo quản hiện vật đóng góp; có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật tiếp nhận được nếu người đóng góp yêu cầu.

Ủng hộ việc luật hóa hoạt động vận động cứu trợ, nhiều người nêu quan điểm:

>> Từ thiện có tâm và có tầm

“Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết; có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện”, Nghị định nêu rõ. Sau đó, người vận động quyên góp thông báo đến địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, nhóm người cần hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ.

Trước những ý kiến lo ngại rằng việc có quá nhiều quy định sẽ khiến các cá nhân làm từ thiện nản lòng, nhiều độc giả phản biện:

>> Từ thiện dễ dãi

Tin tưởng hoạt động vận động cứu trợ sẽ ngày càng minh bạch và hiệu quả hơn khi có quy định mới, không ít ý kiến bày tỏ:

Thành Lê tổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *