Bé trai làm đổ nước lên latop của tôi và lời giải thích “cháu còn nhỏ”

Tôi đang ngồi làm việc trong góc quán cafe, bé trai đùa nghịch đá quả bóng rơi trúng bàn, làm ly nước đổ ra laptop của tôi.

Có lần, tôi mang laptop ra làm việc ở một quán cà phê sân vườn. Lúc này quán chỉ có tiếng nhạc phát ra từ loa ở bốn góc, tiếng nói chuyện rì rào của một số khách. Bỗng một đoàn chừng 5,7 người kéo đến. Và có thêm ba đứa trẻ con chừng 6,7 tuổi. Chúng cười đùa rất ồn và chạy nhảy lung tung.

Tôi đã né chúng bằng cách dọn vào một góc bàn ngồi. Những đứa trẻ cười đùa, thậm chí chơi bóng trong quán. Nhân viên của quán ra nhắc nhở thì người mẹ nói với con: “Không chơi bóng nhé, đừng chơi ở đây nhé”. Nhắc xong, người mẹ lại quay vào buôn chuyện.

Bỗng bùm một tiếng, quả bóng rơi trúng bàn tôi và làm ly nước đổ ra bàn phím máy tính. Tôi tức điên người. Đứa bé không hề tỏ ra hối lỗi. Lúc này mẹ đứa bé ý thức được tầm nghiêm trọng, vội đứng dậy đi về phía tôi rồi cười xì xoà: “Cháu nó còn nhỏ. Bi lại xin lỗi chú đi con”.

Lúc này tôi lên tiếng: “Sao lại xin lỗi chị? Đổ nước vào laptop tôi rồi, cái này phải đem đi sấy, nếu hư phải sửa, chị phải bồi thường chứ? Chị cho tôi xin số điện thoại đi”.

>> Hai đứa trẻ bàn về ôtô 1,6 tỷ đồng

Bà mẹ trở giọng: “Thằng bé còn nhỏ mà chú ơi, nó biết gì đâu, nó không cố ý. Chị xin khăn giấy cho chú lau nước nhé”. Sau một tràng cãi qua cãi lại, vì không muốn làm lớn chuyện, tôi ấm ức cho qua.

Cách đây vài ngày, cộng đồng mạng cũng tranh cãi câu chuyện cậu bé tranh giành chỗ của người khác trên máy bay. Bà mẹ cũng giải quyết bằng cách nói “còn nhỏ mà, biết gì đâu”. Đây là việc không dám nhận lỗi.

Tôi thấy những năm gần đây, nhiều phụ huynh chiều chuộng con yêu hết mực. Có những đứa trẻ rất ngổ ngáo, không biết phép tắc lịch sự cơ bản.

Cha mẹ phải có một người nghiêm khắc, một người dịu dàng, một người buộc dây, một người thả lỏng thì mới uốn nắn được. Cả hai đều thả lỏng thì trẻ sẽ nhiễm thói xấu rất nhanh. Trẻ con có tâm lý là hay làm tới. Nếu nó biết mình cưng chiều thì sẽ hành động bất chấp.

Nếu nhỏ không dạy, thì lớn lên không bảo được. Khi nó làm ra chuyện tày trời ngoài xã hội, lúc đó gia đình chống chế: “Con tôi ở nhà ngoan lắm”.

Anh Giang

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Trẻ nuôi con, già trông cháu - nỗi khổ của nhiều người già

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *