Bị cướp giật – Truy đuổi hay trình báo?

Phần lớn thanh niên cướp giật thuộc dạng bất hảo, sẵn sàng lái xe lạng lách bạt mạng nếu bị truy đuổi.

Vụ việc thanh niên giật điện thoại của cô gái, kéo lê nạn nhân hơn 300 mét ở quận Bình Thạnh (TP HCM) trước khi tông vào xe máy tử vong được nhiều độc giả quan tâm.

Theo đó, khoảng 21h, thanh niên hơn 20 tuổi chạy xe máy áp sát xe hai cô gái chở nhau tại khu vực cổng trường đại học Hồng Bàng, đường Điện Biên Phủ. Anh ta giật điện thoại iPhone 8 của cô gái ngồi sau, quay đầu xe chạy ngược chiều về hướng cầu Sài Gòn. Nạn nhân nhào theo, nắm càng xe tên cướp, bị kéo lê. Cô gái còn lại cũng rồ ga truy đuổi.

Kéo lê nạn nhân khoảng 300 mét với tốc độ cao khi chạy ngược chiều, nam thanh niên loạng choạng, tông vào xe máy người đi đường. Xe cô gái truy đuổi phía sau cũng cũng lao đến, ngã nhào. Tai nạn khiến nghi can cướp tử vong tại chỗ, hai người đi đường bị thương nặng, cô gái bị gãy chân.

Theo đó, vấn đề được tranh luận sôi nổi là có nên đuổi bắt khi bị cướp giật hay không? Độc giả Trần Văn Tùng trình bày quan điểm:

Trong tình huống nếu là hô hoán thì tôi không nói vì thường theo quán tính. Nhưng truy đuổi thì tôi không đồng tình, nếu thứ bị cướp không phải quan trọng hoặc trong tình huống bắt cóc…

Nếu nhìn nhận thực tế thì cướp là thành phần bất hảo, bất cần đời, sẵn sàng lái xe lạng lách đánh võng bạt mạng, chẳng quan tâm đến hậu quả như thế nào. Trong khi đó người truy đuổi không phải ai cũng có kỹ năng lái xe tốt, mà đây lại còn là lái xe trong trạng thái truy đuổi.

Đây không phải đặc thù thông thường của người dân bình thường nên rất dễ xảy ra tai nạn hay tạo ra hỗn loạn trong giao thông.

Trong tình huống trên, tên cướp bỏ mạng, nhưng người truy đuổi thì gãy chân, người bị tông thì bị thương nặng và đó là một trong rất nhiều trường hợp đã xảy ra.

Tôi hiểu tâm lý của người bị hại trong tình huống, rất dễ bị cuốn theo nhưng mọi người cũng cần tinh táo để nhận định việc chống cướp nên quy nhiệm vụ về cho các lực lượng chức năng.

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ ví dụ như hệ thống camera để “chặn đầu, chặn cuối”, đó cũng là rào cản ý định, là phương án để truy vết tội phạm, khi “lối đi” hẹp thì tự khắc số lượng tội phạm sẽ giảm.

Tôi cũng hy vọng mọi người đóng góp ý kiến cho xã hội chung tay đẩy lùi tội phạm thay vì lấy thân mình để giải quyết tình huống theo cảm tính, nó rất cục bộ và vấn đề sẽ rất dễ tồn đọng kéo dài.

*Bạn có đồng ý với quan điểm trên?

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *