Cả gia đình giấu hết điện thoại để con không ‘nghiện’

Chiều đi làm về, tôi cùng con đi bộ, tập thể dục, chơi trốn tìm… trẻ thích chơi với bố mẹ hơn là dùng điện thoại.

Trẻ nghiện điện thoại là vấn đề khá phổ biến, hầu như gia đình nào có trẻ nhỏ cũng xảy ra. Độc giả Trí Nguyễn cho rằng vấn đề nằm ở phụ huynh:

Bản thân đứa trẻ không thể nào biết điện thoại là gì, vậy tại sao chúng lại được sửa dụng điện thoại? Đó là do lỗi bố mẹ tập cho bé quen với việc dùng điện thoại, đâm ra thành “nghiện”. Ngay cả người lớn bây giờ cũng bấm điện thoại liên tục thì trách sao đứa trẻ lại không như thế.

Tôi thấy đây như là một dạng phản xạ có điều kiện, ngay từ nhỏ đứa trẻ đã được “tập” cho dùng điện thoại (có thể để bố mẹ rảnh tay…) nhưng không “tập” cho thói quen kiềm chế nên xảy ra tình trạng như vậy.

Chúng ta biết rằng các thiết bị điện tử có mặt tốt và mặt xấu, trong khi người lớn chúng ta vẫn bị lệ thuộc thì việc trẻ em bị tình trạng tương tự là không lạ. Nhưng vấn đề là chúng ta phải biết điều tiết, sử dụng một cách hợp lý. Thiết bị điện tử không có lỗi, trẻ em không có lỗi, lỗi là ở việc sử dụng sai mục đích và lệ thuộc vào chúng.

Độc giả có nickname Master Harem phân tích nguyên nhân:

Việc trẻ “nghiện” điện thoại là một hệ lụy của chuỗi phản ứng xã hội hiện tại: GDP thấp, chi phí sinh hoạt cao, hầu như các gia đình ở Việt Nam đều là “hai vợ chồng cùng đi làm”. Nó khiến cho sự liên kết giữa trẻ với bố mẹ không được khắng khít.

Rõ ràng, thay vì bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ cùng chơi với con, dẫn con đi chơi, hay hướng dẫn con chơi những thứ bổ ích, thì việc quẳng cho con cái điện thoại là một giải pháp ăn liền, nhanh mà hiệu quả.

Lại nói, an toàn ngoài đường chưa cao, ý thức tập thể kém. Tại sao bố mẹ ngại dẫn bé ra ngoài? Vì bây giờ, ngoài đường nguy hiểm quá. Khói bụi, xe cộ thì nhiều mà cây xanh công viên thì ít. Tỷ lệ đạo tặc, phạm pháp cao thì ai dám để bé tự chơi? Đến cả khu vui chơi, ăn uống cũng không đáp ứng được yêu cầu an toàn, ví dụ dễ thấy nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều vấn đề như vậy, đến người lớn còn muốn ở trong nhà cho lành, thì làm sao mà dám cho bé ra ngoài được?

Cùng với áp lực xã hội, mà dễ thấy là tỷ lệ chọi đại học. Ai ai cũng muốn con mình làm bác sĩ, làm sếp lớn rồi đẩy bé vào vòng xoáy tranh chấp từ sớm. Học ca sáng, ca chiều, tối về phụ đạo học thêm thì “giải trí bằng điện thoại, mạng xã hội” là thứ dễ làm, ít tốn calo để mai còn “cày” tiếp.

Còn phải nói thêm là hệ lụy kéo theo là “thiếu sự gắn kết cộng đồng”, “thiếu kỹ năng sống” “thiếu kỹ năng giao tiếp” “thiếu kỹ năng thích ứng”… những thứ đơn giản ngày xưa trẻ tự học được, thì nay phải gởi vô trung tâm để “đào tạo”.

Một số độc giả đề xuất giải pháp hạn chế trẻ dùng điện thoại:

Không thể phủ nhận những tiện ích mà chiếc điện thoại thông minh mang lại. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng đem tới những hệ lụy không nhỏ cho mỗi chúng ta. Đúng như những gì chuyên gia của bài viết đã phân tích, vô hình trung đây lại là nỗi trăn trở của những bậc phụ huynh đang có con tuổi ăn, tuổi học.

Làm sao để chúng ta giải quyết được vấn đề này quả không dễ chút nào. Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin nói chung, và mạng xã hội nói riêng như bây giờ thì đây đúng là bài toán khó cho chúng ta.

Với những bộn bề của cuộc sống, cộng với áp lực công việc, rảnh lại vuốt điện thoại, lướt web… các con cũng thế, với áp lực học hành, thêm cả những kỳ vọng của bố mẹ, thầy cô nên cũng cần lắm những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn.

Để giải quyết được vấn đề này. Mong các bố, các mẹ hãy quan tâm tới các con nhiều nữa. Rành thêm thời gian bên các con. Lên kế hoạch đưa các con đi chơi, thăm ông, bà, cô bác. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải thực sự gương mẫu mới nói được các con.

tt817168tt3195966

Một típ nhỏ để cai nghiện điện thoại cho con mà tôi từng áp dụng:

– Khi có bé ở nhà, tôi yêu cầu ông bà, bố bé và bản thân tôi giấu hết điện thoại đi, không ai sử dụng smartphone trước mặt bé.

– Chiều đi làm về, tôi đưa con đi bộ, tập thể dục. Nếu như bố mẹ chịu chơi các trò trốn tìm, đồng hồ ma, đuổi nhau thì con sẽ quẳng hết điện thoại đi ngay lập tức, chúng thích chơi với bố mẹ gấp trăm ngàn lần.

– Khi con rất muốn xem điện thoại, tôi sẽ luôn nói trước khi đưa điện thoại cho con: “năm phút con nhé”. Gần tới giờ là nhắc, sắp hết giờ nhé con ơi, nhắc thường xuyên con sẽ không bị vào cơn nghiện không dứt ra được, và tới giờ là con tự giác khóa máy đưa điện thoại lại cho bố mẹ.

Tôi hay chỉ vào đồng hồ to: “Kim dài đang số 4 con nhé, khi nào chỉ số 5 con tự tắt đi, tiện thể nhờ vậy mà con thuộc hết mặt số (vẫn chưa biết xem giờ)

Đúc kết lại: Thực ra một đứa bé mà nghiện điện thoại thì phụ huynh hãy nhìn lại bản thân mình, đều là do bố mẹ mà ra thôi. Sửa mình trước rồi sửa con.

Nina

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Cha mẹ cho con vừa ăn vừa xem YouTube gây tác hại gì?

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *