Cấm ép rượu bia không chỉ là chuyện ‘xử phạt thế nào?’

Luật ngoài việc phải chấp hành nghiêm và xử phạt ra, còn đóng vai trò làm quy tắc trong giao tiếp xã hội.

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định người có hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Riêng việc ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị xử phạt 1-3 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều người lại thắc mắc: Làm sao để chứng minh được việc có người ép buộc hay dụ dỗ mình uống rượu bia? Cơ quan chức năng nào sẽ xử lý, xử phạt? Quy trình của việc phát hiện, xử lý và xử phạt thế nào?

Đánh giá về tính khả thi của Nghị định này, độc giả Ngoc Bui băn khoăn: “Các văn bản pháp luật khi được ban hành phải có tính khả thi, có thể áp dụng trong thực tế. Nếu không sẽ gây tâm lý nhờn luật không tốt trong nhận thức của nhân dân. Một nguyên tắc cơ bản hông thể áp dụng được, không khả thi, vừa lãng phí thời gian, công sức vừa gây cái nhìn phản cảm nơi người dân. Còn nếu muốn giáo dục, định hướng thì chúng ta cần phải có cách làm khác, đó là khẩu hiệu, là tuyên truyền. Chúng ta không nên ra luật một cách tùy tiện để bảo vệ tính tôn nghiêm, uy quyền của các điều luật và của các cơ quan thi hành pháp luật”.

Trả lời những thắc mắc này, bạn đọc Nguyen Van Luon nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị của luật không chỉ nằm ở việc xử phạt: “Luật ngoài việc phải chấp hành nghiêm và xử phạt ra, còn đóng vai trò làm quy tắc trong giao tiếp xã hội. Gần đây, do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên xã hội thay đổi rất nhanh. Có nhiều thói quen xấu mới đang hình thành, và nhiều cái bối rối trong giao tiếp xã hội giữa người với người. Ngày xưa, khi anh em chiến hữu lâu ngày gặp nhau, người ta thật lòng muốn uống rượu với nhau, muốn say cùng nhau. Còn bây giờ, người ta cũng gặp nhau, cũng tiệc tùng nhưng khi cầm ly bia lên đa phần đều nhăn mặt, không muốn uống nhưng cũng khó từ chối. Có thể cộng đồng người Việt chúng ta đang lạm dụng rượu bia quá mức đến mức ngán ngẩm. Con người cần giao tiếp, ly bia là giải pháp cũng tạm chấp nhận được. Nhưng để giải quyết những bối rối lúc mời bia rượu nhau, thì có một điều luật như vậy cũng là điều có ý nghĩa”.

Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Thinh Duc tin tưởng rằng Nghị định 117 sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực: “Không hy vọng 100% dân nhậu sẽ chấp hành nghiêm Nghị định này, nhưng có thể cũng làm hạn chế phần nào thực trạng rủ rê, khích bác nhau hoặc ép uống rượu bia hiện nay. Nghị định 117/2020/NĐ-CP có tính cộng hưởng với Nghị định 100 về cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông. Đó là mặt tác động tích cực. Nhưng bên cạnh đó, cũng cần có thông tư hướng dẫn cụ thể hơn trường hợp và mức độ, tức là định tính, định lượng.. để người dân dễ nhận biết và nếu bị xử cũng tâm phục, khẩu phục”.

>> Không ai ép được tôi uống rượu

Cũng ủng hộ Nghị định 117, tuy nhiên bạn đọc Tùng bổ sung thêm giải pháp để đem lại hiểu quả tối đa trong việc cấm ép rượu bia: “Khi nghị định nay ra đời, nhiều người thấp cổ bé họng, sẽ bớt phải dùng các hạ sách để từ chối phải đi nhậu, uống rượu bia. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế vì sớm muộn các “ma men” cũng sẽ tìm ra cách lách luật để tiếp tục lôi kéo nhiều người cùng nhậu nhẹt với mình. Theo tôi, giải pháp hiệu quả nhất theo thời gian khi kinh tế phát triển là tăng thuế rượu bia, thuốc lá lên rất cao như các nước khác. Khi mời uống, ai sẽ trả tiền khi giá bia rượu bia lên cao ngất trời? Vấn đề ở chỗ những người làm luật phải kiên định”.

Nhấn mạnh tính đúng đắn của Nghị định 117, độc giả Thuyngan.miss tái khẳng định: “Tôi nghĩ ra luật là đúng, nhưng song song đó, phải nghĩ làm sao để việc thực hiện mang lại nhiều hiệu quả, tuyên truyền thay đổi ý thức của cộng đồng.
Đối với những thế hệ lão thành, tôi nghĩ có thể sẽ rất khó thay đổi. Nhưng nếu ta không làm thì khi nào mới làm? Phải làm càng sớm càng tốt, mạnh mẽ và quyết liệt tuyên truyền. Mong rằng việc này sẽ góp phần thay đổi tư duy, ý thức của các thế hệ sau, hướng tới thế hệ sau này sẽ có suy nghĩ khác đi, không còn việc lạm dụng rượu bia, uống bạt mạng như chúng ta hiện nay. Tôi nghĩ Bộ Văn hóa nên có chủ trương làm sao để luôn luôn duy trì các tuyên truyền không rượu bia, thuốc lá…Vì một đời người rất dài, nên thay đổi tư duy mà chỉ tuyền truyền một vài năm thì làm sao thay đổi được, trong khi những việc này lại rất cần thiết”.

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Việt Thành tổng hợp

Mức sàn không xử lý triệt để tài xế uống rượu lái xe

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *