Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ ’10 làn xe cũng khó hết tắc’

Càng nhiều làn xe mà đầu ra, lối thoát, đường dẫn không thông thoáng thì ùn tắc còn kinh khủng hơn.

Chủ đầu tư cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vừa đề xuất mở rộng tuyến đường này lên 8-10 làn xe do nguy cơ quá tải trong hai năm tới. Tuy nhiên, nhiều độc giả VnExpress cho rằng, mở thêm làn đường không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây ùn tắc:

Tôi cho rằng càng nhiều làn xe mà đầu ra không thông thoáng thì ùn tắc còn kinh khủng hơn. Tôi thấy vấn đề ùn tắc không phải là do bao nhiêu làn, vì nó không bị ùn trên đường mà chỉ tắc ở điểm ra của cao tốc. Như vậy, bài toán tăng làn chỉ làm tăng lưu lượng xe dồn về điểm ra, trong khi không giải quyết nút ra thì ùn càng khủng khiếp.

Thanh. Nguyễn Bạch

Ùn tắc chủ yếu là là do nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ kết nối bất hợp lý vào đường Vành đai 3 và nội thành Hà Nội. Ngoài ra, giao thông còn ùn tắc ở các trạm thu phí do chậm, không triển khai thu phí không dừng. Tôi là người thường xuyên đi tuyến Pháp vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình, khoảng 2-3 lần mỗi tuần, nên thấy rằng sáu làn như hiện tại đã đáp ứng tốt lưu lượng xe hiện nay rồi. Việc đề xuất dự án mở rộng lòng đường được đưa ra không giải quyết được vấn đề mà còn có thể kéo dài thời hạn thu phí, tăng phí BOT. Cải tạo các nút giao và trạm thu phí chỉ tốn khoảng 1.000 tỷ mà hiệu quả còn tốt hơn nhiều, sao lại không làm?

Thanh Bui

Ngày xưa đi học, tôi có nhớ kiến thức rằng nếu đường rộng quá tám làn xe thì nên làm đường thứ hai chứ không nên mở rộng. Giờ càng thấy nó đúng, tại sao phải thế? Vì tăng số làn sẽ chỉ đáp ứng được lưu lượng xe nhưng không thoát được điểm vào Hà Nội. Nó chỉ khiến tắc thêm tại điểm đầu thành phố mà thôi. Càng nhiều làn, lượng xe càng dồn về nhiều và nhanh hơn. Do đó, hãy làm một đường khác, có điểm vào thành phố phân chia như cầu Thăng Long và Nhật Tân. Dù tốn kém nhưng đúng xu hướng mới bền.

Hoang ha xuan

>> Hầm chui 700 tỷ ở Hà Nội và quy hoạch ‘tắc đâu mở đấy’

Quan trọng là điểm giao thông vào thành phố bị thắt cổ chai, nhiều giao cắt đồng mức, dẫn đến ùn ứ và tắc nghẽn. Mở rộng lên 10 làn xe thì xung đột càng mạnh, dẫn đến thảm hoạ giao thông vào thành phố. Cần khẩn trương xây thêm cầu Mễ Sở, Ngọc Hồi để điều tiết giao thông cho cầu Thanh Trí, phần nào sẽ giảm tải giao thông cho Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Cuong Nguyen Van

Tôi hằng ngày đi và về trên tuyến Vành đai 3 – Pháp Vân – Cầu Giẽ nên thấy hiện nay trên cái tuyến này, ùn tắc do hai nguyên nhân:

1. Các điểm lên xuống nút Big C và nút Nguyễn Trãi gây ảnh hưởng rất nhiều tới việc di chuyển của tuyến. Dó đóm cần thiết kế chỗ lên xuống để xe có thể thoát nhanh chóng. Không ảnh hưởng tới việc di chuyển các phương tiện đường trên cao.

2. Lối Pháp Vân – Cầu Giẽ gần như là độc đạo cho các xe ở phía Nam kết nối với Hà Nội nên việc tắc đầu Pháp Vân là như cơm bữa. o vậy, cần có những tuyến bổ sung để giảm tải cho nút giao này (đường kết nối giữa Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường Cienco 5 – cho những xe về mạn phía Tây thành phố, hoặc có những con đường mới kết nối cácc tỉnh phía Đông, phía Bắc thành phố…).

Trananh

Tắc là do đường dẫn từ các đường cao tốc vào các đường dẫn vào đường Vành đai 3 quá nhỏ, nên khi vào đường dẫn, các phương tiện lưu thông chậm dẫn đến ùn tắc. Cao tốc có mở thêm thành 20 làn mà các đường dẫn và đường vành đai 3 trên cao vẫn thế thì còn tắc hơn. Hãy tìm giải pháp gì khả thi hơn. Sao không mở rộng đường dẫn lên thành sáu là thay vì để hai làn như hiện nay? Rồi đường Vành đai 4 bao giờ mới hoàn thành?

Vietdungtandtc

Thành Lê tổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Đường ba chiều chống tắc

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *