Cầu gần 700 tỷ đồng ‘đắp chiếu’

Công trình càng “đắp chiếu” lâu thì lại càng mất giá trị, khi muốn tiếp tục sẽ tốn nhiều hơn chi phí ban đầu.

Tôi vừa đọc bài “Cầu gần 700 tỷ đồng ‘trùm mền’ ở Sài Gòn“. Trên cả nước cũng có rất nhiều công trình bị đình trệ tương tự. Tôi thấy nước ngoài không có chuyện đó. Bất kể là vốn tư nhân hay nhà nước, ai làm sai luật sẽ bị xử lý. Công trình dang dở sẽ được bên thứ ba mua lại tiếp tục thi công và đưa vào hoạt động. Họ không để phí một đồng vốn đầu tư nào dù đó là vốn tư nhân. Bởi vốn tư nhân cũng là vốn xã hội. Lãng phí công trình có nghĩa là số tiền đầu tư sẽ mất giá trị.

Về cách xử lý cầu Tân Kỳ – Tân Quý tại TP HCM bị đình trệ hai năm nay, tôi tán thành ý kiến của UBND thành phố về việc chuyển dự án sang hình thức đầu tư bằng ngân sách. Cụ thể, thành phố trả phần tiền đã thi công hai phần ba cầu Tân Kỳ – Tân Quý cho chủ đầu tư và tiếp tục thi công phần còn lại.

Bất kỳ công trình nào còn đang xây dựng dở dang mà phải đình trệ thi công sẽ xuống cấp rất nhanh vì không có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì. Người ta chỉ có thể lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì với công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh. Còn với những công trình dang dở, không thể tiến hành bảo trì, bảo dưỡng.

Nếu có biện pháp xử lý sớm, công trình đình trệ ấy còn có giá trị mua lại. Quyết định chậm trễ, công trình sẽ dần trở nên vô giá trị. Sau này khi muốn xây tiếp lại phải bảo trì phần, thậm chí phải đập bỏ một phần thi công cũ để làm lại. Tức là, lẽ ra chỉ xây chiếc cầu này với chi phí gần 700 tỷ thì nay phải bỏ thêm nhiều chi phí. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc lãng phí này?

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Lâm

Tôi đồng ý tăng phí BOT nhưng hãy đặt trạm đúng chỗ

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *