Chia tay bạn gái vì lương 5 triệu đồng

Lương 5 triệu, tại sao không có gắng học hỏi để tìm việc lương cao hơn mà vội chia tay?

Hôm trước tôi có đọc được bài chia sẻ của một bạn nam, rằng khi ra mắt nhà người yêu, bị hỏi là lương thế nào, công việc ra sao, kết quả là bạn đó bị tự ti và thấy bản thân không đủ tốt để tiếp tục nên đã chia tay bạn gái rồi than thở trên mạng.

Tôi cho rằng bạn ấy không sai, nhưng bạn ấy được quyền thay đổi, nếu bạn lấy lý do mình chưa đủ tốt về những điểm hạn chế đó để chia tay một người mình yêu, thì sau này bản thân có làm được việc nào cao hơn được không. Tại sao lại không lấy vết đau đó mà cố gắng hoàn thiện bản thân hơn, nâng cấp kiến thức tốt hơn ngày hôm qua.

Hiện tại lương bạn 5 triệu, chắc gì tương lai bạn cũng vậy, bạn học không giỏi hôm nay chắc gì ngày mai bạn vẫn vậy? Không bao giờ là muộn nếu bản thân bạn khao khát được thay đổi. Nhưng tôi luôn khẳng định muốn thành công, muốn giỏi hơn thì chỉ có cách phải học và học một cách khôn ngoan. Không học vì sự mỉa mai của người khác, không học vì xu thế ai cũng phải đi học, không học khi bản thân không sẵn sàng.

>> ‘Nghèo’ là lỗi của bản thân

Trong cuộc sống hàng ngày, tôi quan niệm chỉ có đúng hoặc sai, chứ không tồn tại khái niệm, sắp đúng hoặc sai một chút ít. Ví dụ một sinh viên làm bài thi kết thúc môn, làm đúng thì có điểm, làm sai thì mất điểm, đủ điểm số thì qua môn, không đủ điểm thì rớt môn. Nên đừng tự an ủi bản thân là “gần đúng” nữa, bởi vì “gần đúng” thì có giúp bạn sinh viên đó đủ điểm qua môn không?

Thành công hoặc thất bại, cuộc sống cho chúng ta chọn lựa như thế nào là thành công, nhưng không cho chúng ta đạt được nó một cách dễ dàng mà còn đánh đuổi con người đi xa.

Có người chọn thành công là học vừa đủ lên lớp, vừa đủ điểm qua môn, hay chỉ cần tốt nghiệp là thành công. Những bạn khác chọn thành công là điểm số phải cao, tốt nghiệp phải loại giỏi, luôn muốn mình là trung tâm của thế giới. Có những người xem thành công là ngày cơm đủ ăn, đồ vừa đủ mặc, tiền đủ chi tiêu cho các vấn đề cơ bản, đủ tiền đóng học phí cho con cái.

Một số khác muốn nhà phải to, hai ba tầng lầu, ôtô đắt tiền, tài khoản chục tỷ đồng, con cái phải làm được ông này bà nọ.

Một số ít người nữa thì xem thành công là có một cơ thể lành lặn, đôi mắt đủ sáng, sức khỏe ổn định. Và có những người so sánh thành công là được sống được cố gắng hết khả năng khi chúng ta còn tồn tại.

Khái niệm thành công là vô vàn đa dạng và không ai giống ai cả, bạn không thể áp suy nghĩ về nó lên người khác được. Chính bạn có thể có nhà riêng, xe riêng ở ngưỡng tuổi 30, thì chắc gì người khác cũng vậy. Có những người đến 40, có người thì 50, 60 tuổi mới được những thứ mà bạn đã đạt được ở 30 tuổi, một số khác thì chưa đến 30 đã đạt được nó.

Tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ giống nhau ở khía cạnh “thành công” hoặc “thất bại”. Bạn hoạch định đến 22 tuổi phải tốt nghiệp loại giỏi, nhưng thực tế thì loại khá, đến 30 tuổi thì phải sắm được nhà riêng, nhưng thực tế chả có nhà để ở.

>> ‘Tuổi 30 còn quá trẻ để nói về sự nghiệp’

Học hoặc không học, không thể áp suy nghĩ của mọi người rằng phải học đại học mới có thành công, và thành công chắc gì giành cho ai đã tốt nghiệp đại học. Nhưng chắc chắn muốn thành công, muốn giỏi hơn thì chúng ta phải học. Học ở đây có thể là học đại học đối với các bạn vừa tốt nghiệp, học cao đẳng, trung cấp nghề với những bạn kém hơn một tí, hay là rèn luyện tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc, học được hiểu đơn giản là tiếp thu và nạp vào cơ thể những kiến thức, kỹ năng mới.

Ở các môi trường khác nhau thì phương pháp học, cách chúng ta học hay kiến thức đều khác nhau cả. Học đại học khác cao đẳng, học nghề khác kinh nghiệm thực tế lúc đi làm, học từ bạn bè khác học từ đồng nghiệp. Kết quả thành công vẫn chỉ là giành cho ai biết học và tự hoàn thiện bản thân, đừng mong đợi vào việc ngủ một giấc và trở thành thần thánh, thực tế một chút đi bạn.

Đừng nhìn thấy những người xung quanh giỏi hơn rồi lại tủi thân về bản thân, thay vì mình tự nhụt chí sao không thay đổi lấy đó là lý do để phấn đấu, thấy khó thì bỏ chạy tại sao không thử làm, thấy cực không chịu làm thì làm sao biết mình có làm được không?

Vậy đấy, lương 5 triệu, tại sao không có gắng học hỏi để tìm việc lương cao hơn mà vội chia tay?

Trí Lê

>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Không dùng nhà, ôtô làm thước đo thành công tuổi 30

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *