Dạy con biết nợ nần của gia đình

Từ lớp 6, tôi đã biết về những khoản nợ của gia đình và mỗi tháng phải trả nợ bao nhiêu tiền.

Sau bài viết Hai đứa trẻ bàn về ôtô 1,6 tỷ đồng, nhiều độc giả chia sẻ quan điểm cho rằng cần dạy con trẻ về tiền bạc ngay từ khi còn đi học:

Theo tôi dạy cho trẻ biết về đồng tiền và giá trị của nó ngay từ sớm là tốt chỉ là dạy thế nào cho phù hợp. Cả xã hội và thế giới bên ngoài cùng trao đổi và vận động bởi dòng tiền thì đứa trẻ cũng cần nên biết phần nào về cách hoạt động của nó để có thể nhìn nhận thế giới một cách toàn diện nhất.

Từ lớp 6, tôi đã biết khoản nợ của gia đình mình và tiền lãi phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Bố mẹ tôi cũng không ngần ngại nói để trả số tiền đó bố mẹ phải lao động như thế nào hay làm sao để đủ tiền đóng cho tôi vô số khoản học phí.

Từ đó tôi biết tiết kiệm và hiểu về giá trị của sức lao động ngay từ nhỏ. Tôi luôn cố gắng học tập để kiếm được nhiều tiền đỡ đần bố mẹ, khi được hỏi tôi đều trả lời muốn kiếm nhiều tiền, một đứa trẻ có suy nghĩ như vậy có xấu không? Đồng tiền đâu có gì xấu, chỉ có con người sử dụng nó mới xấu.

heheM

Tôi cũng muốn chia sẻ một chút quan điểm về vấn đề này. Trẻ con và vấn đề tiền bạc, vấn đề giàu nghèo cũng nên có cái nhìn đa chiều. Ngay từ nhỏ việc cho trẻ biết giá trị của vật chất, của sức lao động cũng chính là một cách giúp trẻ trân trọng cuộc sống và phấn đấu để đất nước sau này tốt đẹp hơn.

Ngủ yên trong bình an và đầy đủ vật chất có khiến cho trẻ giảm đi sự phấn đấu? Cho con biết thế nào là giàu, thế nào là nghèo nhưng không phải dạy con thái độ khinh miệt cái nghèo, làm thế nào để không nghèo, để cuộc sống đầy đủ hơn. Ví dụ bé nhà tôi một năm chỉ mua đồ chơi lego 1-2 lần vào dịp đặc biệt ví dụ sinh nhật. Vợ chồng tôi vẫn nói với con đồ chơi này đắt tiền lắm bằng cả mấy tháng mẹ tiết kiệm tiền đấy, cháu rất tự trân trọng không bao giờ vứt đồ linh tinh, sau này còn có suy nghĩ học thật giỏi để kiếm được nhiều tiền giúp đỡ bố mẹ.

Tôi cũng thưởng cho con món quà con thích nhất khi con hoàn thành một nhiệm vụ nào đó nhưng cháu chưa bao giờ đòi lego vì con biết nó rất giá trị…Nói tóm lại dạy con là cả một quá trình phức tạp và khó khăn, bố mẹ chính là tấm gương lớn nhất của trẻ.

chimse

Tôi không nghĩ như thế, theo tôi chúng ta nên để cho các bé học cách biết dòng tiền thực tế hoạt động như thế nào (ví dụ cho bé tham gia vào một số hoạt động và trả lương, kể con nghe bà mẹ phải làm việc bao nhiêu giờ, công việc gì để có khoản tiền đó, và với khoản tiền đó mua được những gì chẳng hạn, chứ không phải sợ sánh người này người kia về tiền, bởi vì ngay cả tôi hay nhiều bạn khác lúc còn đi học, chưa đi làm, lúc nào cũng ảo tưởng đi làm sẽ được nhìu tiền và xài phung phí từ trước khi làm ra tiền. Ví dụ trước đây tôi uống ly cafe 50 nghìn cảm thấy bình thường nhưng giờ đi làm rồi thì thấy 50 nghìn là hơn một tiếng làm việc của mình rồi, thấy tiếc lắm.

Và quản lý tài chính của riêng chúng từ sớm, ví dụ thay vì mỗi ngày cho trẻ 20 nghìn đi học, hết xin thêm, đồ dùng học tập mua sẵn, thì cha mẹ có thể cho con tiền vừa đủ theo tuần/tháng để các còn tự cân đối thu chi, cách tiết kiệm để có những món đồ mình muốn.

Cha mẹ chỉ mua đồ cơ bản thôi, nếu các con muốn thêm thu nhập thì tự lao động để có thêm, ví dụ gồm ve chai để bán, chăm em hàng xóm, hoặc kinh doanh nhỏ ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

HUYNH MAI

Quan điểm của tôi lại khác, nói về tiền trước mặt các con không có gì là không tốt. Con cái ảnh hưởng rất lớn về cách sinh hoạt cũng như văn hóa của gia đình bố mẹ. Cả đời bố mẹ không đề cập đến tiền, làm ăn, kế hoạch tích lũy, cách kiếm tiền… thì đứa cón sau này phần lớn cũng vậy và có thể sẽ rất dễ mất phương hướng.

Con nhà cán bộ công nhân viên, con cái sẽ có ý nghĩ ổn định, không giám nghĩ giám làm một cái gì khác ngoài khuôn phép. Con nhà buôn bán, kinh doanh, trong suy nghĩ ít nhiều ảnh hưởng về máu làm ăn, tính toán, xoay xở trong những lúc khó khăn của gia đình.

Do vậy, nếu gia đình có kế hoạch làm ăn, buốn bán đầu tư… nếu không vì những thông tin nhạy cảm thì bố mẹ nên trao đổi với nhau kể cả trước mặt con cái, lúc đó con chúng ta sẽ ít nhiều ảnh hưởng và tự đưa ra những phương án trong đầu các con và các con sẽ có những giả định ”nếu là mình thì mình sẽ làm thế này/kia”

Lê Minh Thái

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Cha mẹ già tích lũy tiền làm gì nếu không cho con?

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *