Để dạy học là nghiệp, không phải nghề kiếm cơm

Ở cương vị người thầy, ai tặng cái gì tôi cũng nhận với tâm thế vui vẻ, không e ngại, dù đó chỉ là một lời chúc, một viên kẹo…

Hôm qua, tôi mua cho con mấy tấm thiệp để tặng thầy cô nhân ngày 20/11. Tối về, mấy mẹ con chúng hí hoáy viết lời chúc, bỏ vào đó ít tiền. Hôm nay, tôi lướt báo, thấy đăng những lời giáo viên tâm sự buồn về quà tặng ngày nhà giáo. Tôi thấy chạnh lòng nên viết vài lời chia sẻ, hy vọng thầy cô sẽ lấy lại tinh thần để tiếp tục cống hiến.

Tôi thường hỏi vui vợ tôi rằng: “Không biết ở nước ngoài có ngày nhà giáo không?”. Tôi cũng là một người thầy, đã và đang dạy rất nhiều người. Tôi dạy họ về mọi thứ trên đời, không riêng gì kiến thức phổ thông. Tôi không quan tâm những người học trò có nhớ đến mình hay không và cũng ít chú ý đến ngày nhà giáo. Tôi quan niệm dù là thầy nhưng có lúc mình chưa đúng. Thỉnh thoảng nghĩ lại, tôi còn thấy có lỗi với người học nếu họ chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Tôi xem việc dạy người khác là niềm đam mê, là một cái nghiệp, chứ không phải cái nghề kiếm cơm. Mà đã là niềm đam mê rồi thì cứ thế làm tới, chứ không để ý đến việc mình sẽ thu được bao nhiêu tiền? Nghề nào cũng vậy, nếu mình sống không vì tiền thì hạnh phúc lắm. Từ đó, tôi muốn gửi lời nhắn nhủ đến thầy cô rằng:

Dù tôi cũng là giáo viên nhưng không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Người thầy cô chân chính là người lúc nào cũng xem lại mình, trân trọng, yêu thương học trò vô điều kiện. Bên cạnh đó, một khi đã chọn bất cứ nghề nào thì hãy sống hết mình vì nó, nó sẽ trả ơn mình. Đừng làm nghề vì đồng tiền. Dù cuộc sống khó khăn đến mức nào cũng cố gắng tách bạch giữa tiền bạc và trách nhiệm. Ai cũng cần có tiền mới sống tốt nhưng đừng đặt nặng nó quá thì mới có cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.

Giống như tôi, nhiều phụ huynh cũng cố gắng tìm thứ gì đó giá trị cho con đem tặng thầy cô vào ngày nhà giáo. Nhiều thầy cô thấy vậy ái ngại, bảo chúng tôi này kia, không dám nhận. Thật sự mà nói, ở cương vị người thầy, ai tặng cái gì tôi cũng nhận, cũng vui, dù đó chỉ là một lời chúc, một viên kẹo… Thầy cô cứ nhận với tâm thế đó, không cần phải e ngại. Bởi ở cương vị phụ huynh, thầy cô mà không nhận, tôi mới thấy ngại.

>> ‘Thầy cô hạnh phúc – giáo dục hạnh phúc’

Tôi cho con tặng quà thầy cô không phải vì tôi muốn hối lộ, muốn giáo viên quan tâm, để ý đến con mình. Tôi thấu hiểu nghề giáo vất vả đến nhường nào. Tặng thầy cô nhiều tiền thì tôi không thể, mua quà tôi cũng không biết chọn sao cho vừa ý, còn tặng hoa lại không thực tế.

Ở thời buổi khó khăn như hiện nay, tôi chỉ biết thể hiện tấm lòng biết ơn đến thầy cô như vậy. Thầy cô đừng nghĩ rằng tặng quà, tặng tiền như vậy là tôi có ý xấu. Không ai không trân trọng thầy cô mà làm vậy cả. Cho nên, tôi mong thầy cô hãy cứ đàng hoàng, vui vẻ nhận cho phụ huynh vui.

Quan trọng, các thầy cô hãy nhận với suy nghĩ học trò yêu mến mình và đây là tấm lòng của các em. Hãy nghĩ rằng mình được các em tặng quà, tức là mình được các em yêu quý, trân trọng. Việc thầy cô nhận quà cũng là cách nhắc nhở các học sinh phải nhớ ơn người dạy dỗ mình. Đây là một hành động giáo dục rất nhân văn.

Ai từng là học trò rồi sẽ có ngày trở thành người thầy, không dạy người khác thì cũng dạy con mình. Như tôi đây, từ lúc có con, tôi không ngừng dạy các con điều hay lẽ phải, kiến thức, kỹ năng… Do đó, nhớ ơn thầy cô cũng chính là nhớ ơn cha mẹ. Không người thầy cô nào vĩ đại bằng cha mẹ mình. Có thể cha mẹ bạn không học cao bằng người khác, không thành công bằng người ta, nhưng họ mình luôn dạy bạn những điều tốt đẹp nhất. Bởi vậy, dạy làm người quan trọng nhất là không được quên nguồn gốc, công ơn.

Nhân dịp nhà giáo, xin chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui và giữ vừng niềm tin với nghiệp trồng người!

Chat Master

>> Bạn tặng tiền hay hiện vật cho thầy cô nhân ngày 20/11? Gửi bài tại đây. Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Tôi dặn con không cam chịu để thầy giáo đánh

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *