‘Đừng để vòng lặp kiết kiệm – tiêu xài khi về quê ăn Tết’

Hai vợ chồng làm lụng cả năm dành dụm được mấy chục triệu chỉ để tiêu trong mấy ngày tết, liệu có đáng?

Người Việt luôn coi trọng tình nghĩa là điều đáng trân trọng. Nhưng việc hai vợ chồng làm lụng cả năm, để tiết kiệm được 50-60 triệu đồng mà dốc hết vào một cái Tết liệu có đáng? Nếu vòng lặp này năm nào cũng vậy, thì nên xem lại.

Hơn nữa, các bạn chỉ coi chỗ ở ngoài thành phố của các bạn là tạm bợ thôi sao? Dù rằng cả tuổi thanh xuân, tính từ khi học xong đại học 22 tuổi, tới khi đủ tuổi cầm cuốn sổ sưu 60 tuổi, gần 40 năm ấy, cuộc sống năm nào cũng chỉ là tạm bợ? Tết đến là khăn gói về quê?

Ráng sống ở thành phố để có việc làm thu nhập khá, ráng sống ở thành phố để con cái có điều kiện học tập tốt, vậy mà vẫn chỉ coi cái thành phố ấy là một nơi tạm bợ, mấy chục năm cuộc đời ở nơi này mà không một lần coi nó là nhà được sao?

Tuổi thơ của các bạn ở quê thì các bạn luôn muốn về quê, vậy chứ con của các bạn, các bé lớn lên ở thành phố, thì sẽ thấy gắn bó với thành phố hơn chứ?

Tôi là con thế hệ thứ hai ở thành phố. Bố mẹ tôi sinh ra lớn lên ở quê, lên thành phố sống. Chúng tôi sinh ra, lớn lên ở thành phố. Hàng năm Tết, giỗ chạp cả nhà đều thường về quê. Lúc đầu còn háo hức, sau thì thấy xa lạ. Vì người mỗi lần về người lớn bận lo cỗ bàn, tụi nhỏ quê chơi với nhau, những đứa trẻ thành phố chúng tôi, chẳng biết chơi với ai, chẳng biết nói gì.

Một năm về quê có một, hai lần, mỗi lần gặp mặt gần trăm người họ hàng, nên sau đó, chẳng nhớ nổi ai với ai, càng lớn càng dần xa cách, sau này thì chẳng muốn về quê luôn. Tôi vẫn coi trọng quê, nơi có họ hàng tổ tiên nhiều đời sinh sống, tuy nhiên không nên coi việc về quê ngày Tết là bắt buộc để gây áp lực cho bản thân.

Thảo Nguyên Trần Nguyễn

>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Lương thấp không nhất thiết về quê ăn Tết

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *