Gánh nặng người già chăm nhau khi không sinh con

Nhiều người nói không sinh con sẽ tích lũy tiền vào viện dưỡng lão, họ đã nghĩ đến cảnh 40- 50 tuổi bị đột quỵ chưa?

Có một bức ảnh kể câu chuyện vui như sau: Cảnh một, cặp vợ chồng đang tung tăng hạnh phúc, nói họ sướng như tiên vì không sinh con. Họ hay cười thầm nhà kế bên đang phải tất bật vừa làm việc, vừa chăm con.

Cảnh sau trái ngược với cảnh một, hai cặp vợ chồng sướng như tiên kia lúc về già nằm trên giường bệnh phải vật vã đi rót nước uống. Trong khi hai vợ chồng mà họ cười cợt lại vui vẻ, con cháu đề huề, sum họp.

Có lẽ câu chuyện trên sẽ làm nhiều người ủng hộ việc không sinh con phật lòng. Nhưng tôi lại thấy không hẳn là nó vô lý và có vài điều muốn nói như sau: Sinh con hay không đúng là quyền tự do lựa chọn của mỗi cặp vợ chồng. Tuy nhiên với một xã hội còn mang nặng tính nông nghiệp như ở nước ta, có con cháu vẫn là điều hạnh phúc hơn.

Cảnh “tre đã già mà măng không mọc” vì tỉ lệ sinh thấp đang là nỗi ám ảnh với nhiều nước phát triển, chẳng hạn như Nhật Bản. Những người già cô độc ở đất nước này chết trong nhà nhiều ngày mà không ai hay biết là nỗi chua xót rất lớn. Và tôi cũng thấy khó hiểu khi ở ta ngày càng nhiều người ủng hộ việc không sinh con.

Người già thường sống với những hoài niệm. Họ nhớ lại những câu chuyện xưa, kể lể hồi xưa nuôi con cháu thế này, thế kia để đỡ buồn. Và niềm an ủi nhất là có con cháu ở kề bên cạnh thăm nom, chăm sóc, trò chuyện.

Nhiều người sẽ nói cố gắng để dành tiền để mướn người chăm sóc hay vào viện dưỡng lão tốt nhất. Nhưng có bao giờ họ nghĩ đến cảnh nếu đột quỵ bất thình lình thì sẽ như thế nào chưa? Nếu vợ, chồng đã mất rồi thì ai sẽ cứu và chăm sóc? Nếu vợ hoặc chồng còn sống thì có phải mọi việc sẽ đổ dồn lên vai một người già nữa?

Thái

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Tôi sợ sinh con ra bị đói cơ hội xuất phát

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *