Giáo dục hạnh phúc

Việc các thầy cô giáo duy trì lớp học trong tình trạng căng thẳng sẽ không có tác dụng trong việc dung nạp tri thức cho học sinh.

Dopamine là một hóa chất hữu cơ được tạo ra từ chất tyrosine (tiền chất tạo ra dopamine), có chức năng vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể. Dopamine là “hormone hạnh phúc” bởi chúng có nhiều tác dụng tốt đối với tinh thần và thể chất của con người. Khi hormone hạnh phúc dopamine trong cơ thể được giải phóng với số lượng lớn, bạn sẽ có cảm giác thích thú, hưng phấn, tràn đầy cảm hứng. Ngược lại, mức độ dopamine thấp sẽ làm giảm động lực, giảm sự nhiệt tình, giảm khả năng tập trung và hạn chế điều chỉnh các chuyển động của cơ thể.

Việc học là một quy trình vận động của hệ thần kinh trung ương trong việc dung nạp một quá trình tiếp thu, tiếp nhận, thực hành tri thức. Do đó, nó chỉ hoạt động trơn tru, hiệu quả khi có dopamine mà thôi. Việc các thầy cô giáo duy trì lớp học trong tình trạng căng thẳng sẽ khiến mức dopamine xuống thấp và không có tác dụng trong việc dung nạp tri thức cho học sinh.

Đành rằng với thầy cô, vì đã lớn tuổi hơn so với học sinh nên mức dopamine với công việc, nhiệt huyết của họ đã xuống thấp, giảm một cách đáng kể do tuổi tác và do cuộc sống áp lực từ chuyện cơm, áo, gạo, tiền, nhưng không thể vì thế mà phá hủy cả không khí lớp học. Thầy cô giáo nên chăng trước khi bước vào không gian lớp học, hãy để bên ngoài hết các áp lực về đời tư, về cuộc sống và chuẩn bị cho mình một lượng dopamine trong cơ thể qua việc bổ sung đồ ăn thức uống lành mạnh. Hãy biết khơi gợi và tận dụng năng lượng tích cực từ dopamine trong cơ thể của mình, của học sinh.

Các cán bộ quản lý ngành giáo dục cũng nên cải cách quy trình làm việc, đánh giá giáo viên, học sinh để giảm tải căng thẳng không cần thiết, làm tăng lượng dopamine với công việc của giáo viên, học sinh, không nên duy trì không khí căng thẳng. Đành rằng vẫn có nhiều mục tiêu giáo dục cần hoàn thành nhưng động lực là do chúng ta quyết định. Động lực hoàn thành ấy đến từ dopamine hay đến từ sự thất vọng, chán nản nằm ở không khí học đường, cách tiếp nhận, cổ vũ vấn đề.

>> ‘Giáo dục hạnh phúc không phải chơi nhiều hơn học’

Không chỉ trong môi trường giáo dục mà trong bất kỳ môi trường làm việc khác cũng vậy, người ra rất ghét “sếp họ hứa”. Khi bất kỳ vị lãnh đạo nào tuyên bố một quyền lợi, lợi ích nào đó liên quan đến người lao động, công nhân viên của họ, thì “đám nhân viên” sẽ mặc định họ xứng đáng với điều đó, sẽ nỗ lực hết mình. Nhưng sau khi hoàn thành mà không có động thái “đáp ứng” từ lãnh đạo như đã hứa, đã tuyên bố, thái độ của nhân viên với nghề nghiệp, công việc sẽ xoay chuyển sang trạng thái thất vọng, đối phó, thậm chí bỏ việc.

Thầy cô đối với học sinh cũng vậy, không nên tiết kiệm những lời khen, cổ vũ, tạo không khí học tập vui vẻ cho học sinh, sinh viên. Thái độ là do chúng ta lựa chọn, ngày nào cũng vậy, năm học nào cũng vậy, cũng chừng ấy vấn đề xảy ra. Có thể có lúc hơn, lúc kém hơn một chút về số lượng vấn đề, nhưng vẫn chỉ quanh quẩn ngần ấy khó khăn mà thầy cô đã gặp, đã quen việc giải quyết, vậy sao phải cứ duy trì thái độ khó gần đó làm gì, sao không giải quyết với thái độ vui vẻ?

Tôi nghĩ đã đến lúc giáo dục cần tạo ra môi trường học tập khoa học, dạy cho học sinh, giáo viên biết về cách khoa học nhất để duy trì thái độ, tinh thần học tập. Đồng thời, đưa các nghiên cứu tác động của các hormone đặc biệt là dopamine vào vấn đề học tập, giảng dạy. Giáo viên cũng cần là một nhà khoa học về học tập và sinh học cơ thể người (đừng nói là vì lương thấp nên giáo viên không thể vui vẻ với học sinh).

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Thánh Tuệ

Tôi hài lòng dù con xếp hạng gần cuối lớp

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *