iPhone 12 không bán kèm phụ kiện có phải sai lầm?

Apple vừa có một nước cờ đầy toan tính khi quyết định bán iPhone 12 không kèm củ sạc, tai nghe.

Một vấn đề đang gây tranh cãi dữ dội trong sự kiện “Hi, Speed” của Apple rạng sáng nay (14/10, giờ Hà Nội) là iPhone 12 sẽ không bán kèm củ sạc, tai nghe. Phụ kiện duy nhất trong hộp là cáp Lightning. Lý do Apple đưa ra cho quyết định này là do “bảo vệ môi trường“. Tất nhiên, lời giải thích của Apple vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía người dùng, trong đó phần lớn là chỉ trích, thậm chí giận dữ. Vậy đây có phải là một nước cờ sai lầm của Apple, hay còn có một toan tính gì đằng sau quyết định chưa từng có này?

Bước đi sai lầm?

Trước hết, nếu nhìn ở bề nổi của câu chuyện, việc Apple mạnh tay cắt giảm những phụ kiện cơ bản, vốn gắn liền với thương hiệu iPhone từ khi ra mắt đến giờ (củ sạc và tai nghe), sẽ không khác nào hành động tự bắn vào chân mình. Đặc biệt là lý do mà đại diện Apple đưa ra lại rất khó thuyết phục, nếu không muốn nói là có phần ngớ ngẩn.

Bên cạnh lý do bảo vệ môi trường. Trong lễ ra mắt iPhone 12, Apple cũng thống kê đã có 700 triệu tai nghe Lightning và hai tỷ củ sạc trên thế giới. “Điều đó cho thấy hầu hết mọi người đều đã có hai loại phụ kiện này”, đại diện hãng nhấn mạnh. Như vậy, đồng nghĩa với việc Apple tung ra mẫu iPhone mới chỉ với mục đích phục vụ những khách hàng cũ của mình muốn lên đời điện thoại, và gạt bỏ hoàn toàn nhóm đối tượng đầy tiềm năng là những người dùng của các đối thủ cạnh tranh.

Như vậy, phải chăng Apple chỉ đang cố giữ lấy “miếng bánh” của mình thay vì tìm cách mở rộng thị trường. Bởi chẳng có người dùng Samsung nào lại đi bỏ một số tiền lớn chỉ để trải nghiệm một chiếc iPhone không củ sạc và tai nghe (những phụ kiện họ chưa bao giờ có).

Ngay cả với những người đang sử dụng những chiếc iPhone cũ, thông tin này cũng chẳng thể khiến họ hài lòng bởi các phụ kiện đời cũ chẳng thể tương thích với mẫu điện thoại mới. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ phải tự bỏ thêm một khoản tiền nữa để mua ngoài những phụ kiện cơ bản, trong khi những củ sạc, hay tai nghe thế hệ cũ trở thành đồ bỏ.

Toan tính táo bạo?

Tất nhiên, nếu chỉ đánh giá đơn giản động thái bỏ phụ kiện của Apple, thì đây chẳng khác nào một đòn “tự sát”. Thế nhưng, nếu nhìn nhận câu chuyện ở một góc độ sâu xa hơn, liệu Apple có thật sự sai? Nên nhớ, hãng điện thoại của Mỹ đã làm tất cả những gì có thể để hạ giá thành sản phẩm xuống thấp nhất có thể mà lại bớt phụ kiện là giải pháp khả dĩ nhất. Và ít nhiều, hành động này cũng đã giúp cho thế hệ iPhone mới ra mắt có giá thành dễ chịu hơn đáng kể. Những những phản ứng gay gắt về việc thiếu phụ kiện từ phía người dùng thì sao? Đây vừa là thách thức nhưng cũng sẽ là cơ hội để Apple tung ra đòn quyết định.

Khi những phản ứng bị đẩy lên đỉnh điểm, Apple hoàn toàn có thể tung ra một chương trình khuyến mãi “tặng lại phụ kiện” cho người mua. Hẳn nhiên, với những tín đồ của Apple đây thực sự là một “món quà” không thể tuyệt vời hơn. Việc biến những món phụ kiện vốn mặc định đi kèm sản phẩm trở thành quà tặng khuyến mại không những giải quyết trọn vẹn những mong mỏi của người dùng, vừa thể hiện sự lắng nghe, hét mình vì khách hàng, lại chẳng làm Apple thiệt hại gì. Thậm chí, nó còn vô tình tạo ra một hiệu ứng khủng khiếp khi người mua thay vì chê giá bán quá cao lại trở nên háo hức chấp nhận chi tiền vì những món phụ kiện “tặng kèm”. Một mũi tên trúng nhiều đích.

Tất nhiên, tất cả những điều trên vẫn chỉ là giả định. Thực tế ra sao, chúng ta vẫn sẽ phải chờ những nước cờ mới từ phía Apple. Họ sẽ giải quyết những ồn ào do chính mình tạo ra theo cách nào, liệu có thể biến chúng trở thành cơ hội để bứt phá, hãy chờ xem!

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bảo Nam

Người Mỹ thực dụng nên không quan tâm iPhone 11

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *