Khi nông dân quan tâm giá bán đất

Tôi có dịp thăm vùng Bảo Lộc, thấy nhiều người dân ở đây không còn tha thiết trồng cà phê khi giá đất tăng.

Tôi cũng như bao bạn trẻ khác xuống Sài Gòn lập nghiệp đã lâu. Quê tôi ở vùng Đăk Lăk nơi mà nổi tiếng bởi những cây cà phê, cũng nơi đây là cái nôi của thương hiệu nổi tiếng cà phê Trung Nguyên.

Bởi vậy tôi hiểu nổi cực khổ của người dân canh tác cà phê và sự vất vả của họ cùng với những nỗi lo mất mùa, hạn hán và dịch bệnh. Nhưng họ vẫn duy trì công việc sản xuất và nhờ đó cũng là nguồn cung ổn định cho thị trường cà phê.

Gần đây tôi có dịp ghé chơi nhà bà con ở khu Bảo Lộc (Lâm Đồng), cũng là nơi đã đang canh tác những cây cà phê nổi tiếng như robusta hay arabica. Nhưng với người dân bây giờ họ không còn quan tâm đến cây cà phê nữa, và mối quan tâm của họ là đất giờ bán được bao nhiêu, ông này bán được vài tỷ, ông kia bán được vài tỷ… Và tôi cũng vui mừng vì người dân họ đã có thể thay đổi được cuộc đời và thoát khỏi nghiệp làm nông và ở đây tôi muốn nhắc đến cây cà phê.

Ở quê tôi mỗi ha cà phê tốt giá chỉ 500 triệu đến 700 triệu đồng, còn ở Bảo Lộc mỗi sào cây là một tỷ đến hai tỷ đồng, tức là gấp 20 lần.

Ở đây tôi không bàn đến tại sao đất lên giá và ai là người có lợi trong việc lên giá này. Trong bài viết này tôi muốn nêu lên quan điểm về quản lý đất đai, vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu. Nếu như việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất dự án cũng như đất ở vô tội vạ như hiện tại thì liệu rằng 5 năm hay 10 năm nữa những người làm nông nghiệp thực sự còn đất để làm không hay đất sẽ giao cho những nhà đâu tư thất bại không có chút kỹ năng canh tác, sau đó có thể họ bỏ hoang hoặc cho thuê lại? Đây là điều tôi đang suy ngẫm và chia sẻ quan điểm của mình.

Lê Minh Sang

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Một tháng lương công nhân bằng tiền lời cả mùa lúa

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *