Khó làm giàu nếu không ‘buôn bán’

Một nông dân chăm chỉ sản xuất chỉ gọi là sung túc, nhưng nếu kinh doanh nông nghiệp thì ông ta sẽ giàu lên nhanh chóng.

Phi thương bất phú”. Song có một điều mà nhiều bạn đang nhầm lẫn ở chỗ “thương nghiệp” có phải sẽ phải “luôn luôn làm chủ?”. Chỉ có làm chủ mới giàu? Thực ra không nhất thiết phải làm ông chủ đâu vì trong thương nghiệp vẫn có nhiều vị trí giàu có được nhờ làm thuê.

Ví dụ: làm sale, làm các dịch vụ liên quan tới thương nghiệp nhưng ở vị trí cấp cao của một hệ thống, hay làm thuê cho một ông chủ đang giàu có… Hệ thống sản xuất hàng hóa cũng sẽ giàu có lên nếu như hệ thống thương nghiệp hoạt động hiệu quả, vì sản xuất hàng hóa ra không bán được thì không thể phát triển được. Làm chủ mà không làm thương nghiệp cũng rất khó để giàu có.

Ví dụ nông dân mà chỉ lo sản xuất thôi cũng khó giàu có, nhưng nếu nông dân với tư cách doanh nhân nông dân làm chủ doanh nghiệp gia đình hoặc có hệ thống hợp tác tốt với hệ thống thương nghiệp mới giàu có được.

>> ‘Người nghèo mong con lương cao, người giàu dạy con làm chủ’

Hoạt động thương nghiệp dùng để chỉ các hoạt động kinh tế giúp lưu thông hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Nếu ví xã hội loài người như một cơ thể con người thì hàng hóa chính là những tế bào máu còn hoạt động thương nghiệp giống như trái tim và hệ thống mạch máu mao dẫn giúp lưu thông khí huyết giúp nền kinh tế trở nên khỏe mạnh.

Khi xã hội loài người ở thời kỳ không cạnh tranh trực tiếp mà chỉ sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Nguồn sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp tại chỗ thì hoạt động thương nghiệp không phát triển được.

Thời kỳ này không ai giàu có cả vì đơn giản con người phải sống phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên mà tự nhiên thì may rủi, phụ thuộc thời tiết. Khi xã hội loài người phát triển tới mức độ nhất định thì mô hình kinh tế tự cung tự cấp không thể đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội dân số đông đảo nữa. Lúc này phát sinh các cuộc cạnh tranh về tư liệu sản xuất quanh khu vực sản xuất nông nghiệp.

Các cuộc cạnh tranh này vô cùng khắc nghiệt thường diễn ra dưới hình thức là các cuộc chiến tranh cướp bóc của các bộ tộc du mục, các bộ tộc sa mạc với các khu vực của các bộ tộc bình nguyên, lưu vực sông có tư liệu sản xuất nông nghiệp phong phú.

>> ‘Thà làm thuê cho công ty lớn hơn làm chủ doanh nghiệp nhỏ’

Để giảm bớt các cuộc chiến tranh không đáng có để phân phối lại hàng hóa cho xã hội loài người thì hệ thống thương nghiệp và kinh tế trao đổi hàng hóa ra đời. Nó đáp ứng được việc trao đổi hàng hóa giúp giảm căng thẳng và áp lực trong việc thực hiện các cuộc chiến tranh để phân phối lại hàng hóa mà thông qua việc trao đổi, buôn bán mậu dịch đã làm cho việc phân phối tài nguyên cho xã hội loài người trở nên tốt hơn.

Người Do Thái, Ai Cập, Hy Lạp… đã xây dựng các con đường buôn bán mậu dịch vô cùng lớn và đồ sộ với các con đường thông qua sa mạc bằng lạc đà. Họ không chỉ buôn bán tài nguyên, hàng hóa mà có cả “nô lệ”. Rồi một ngày các nhà buôn phương Tây đã tìm ra con đường tơ lụa băng qua sa mạc tới Trung Quốc. Ở đây họ vô cùng yêu quý các hoàng hóa gốm sứ, và đặc biệt là lụa từ Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng nhanh chân thực hiện các phi vụ thương mại qua con đường tơ lụa băng qua sa mạc bằng lạc đà và ngựa.

Nhận thấy điều con đường tơ lụa là điểm đến của sự thịnh vượng các quốc gia quanh đó liên tục ra các yêu sách để đòi “bảo kê, thu phí” thương nghiệp. Hậu quả là các cuộc chiến tranh tranh giành ảnh hưởng trên con đường tơ lụa rất quyết liệt. Để bảo vệ công việc làm ăn, cũng như lợi thế người Trung Quốc không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Tây, đưa quân tới đồn trú và đã thôn tính các tiểu quốc ở đó.

Nhờ thế chính quyền Mãn Thanh Trung Quốc ra thêm nhiều yêu sách như thu phí giá cao. Điều này đã làm cho các nhà thương nhân phương Tây cảm thấy bất công vì chi phí cao. Họ đã quyết định không đồng ý rồi đi tìm con đường vận tải tốt hơn, rẻ hơn từ đó hệ thống thương nghiệp đường biển ra đời.

Các cuộc phát kiến địa lí về phương Đông đã liên tục mở ra, đặc biệt là các cuộc thám hiểm đường biển nhằm tìm ra con đường vận tải cho thương nghiệp toàn cầu. Với lợi thế vận chuyển được số lượng lớn, rẻ hơn rất nhiều so với vận tải đường bộ băng qua sa mạc bằng lạc đà và ngựa thì thương nghiệp đường biển đã phát triển cực thịnh với sự ra đời của một loạt đế quốc đời đầu như Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Song con người vẫn không thể từ bỏ hoàn toàn việc vận chuyển thương nghiệp trên bộ vì sau khi hàng hóa được vận chuyển tới đường biển thì vẫn phải phân phối lại thông qua hệ thống đường bộ.

>> ‘Làm chủ đẳng cấp hơn làm thuê’

Một cuộc cách mạng về vận chuyển, vận tải đường bộ ra đời từ động cơ hơi nước, đến động cơ đốt trong và động cơ chạy điện với đủ các loại phương tiện vận tải ra đời để đáp ứng việc này. Không những thế mà cuộc cách mạng về thời kì “đồ sắt” cũng được khơi mào nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng đường bộ phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa ra đời. Cảm hứng đầu tiên là về chiếc cầu bằng thép nối liền hai bờ sông Mississippi của Andrew Carnegie. Việc này làm cho lưu thông được nền kinh tế bờ Tây và bờ Đông đã mở ra tương lai phát triển toàn diện của nước Mỹ.

Người Mỹ cũng nhanh chóng nhận ra vai trò của thương nghiệp trên biển nên nhanh chóng phát triển học thuyết “Sức mạnh biển” với các đội thương gia thương thuyền đông đảo, từng có giai đoạn chiếm 50% các tàu bè trên biển và đội hải quân khổng lồ làm chủ các vùng biển chiến lược, các hòn đảo có lợi thế lớn.

Nhận ra điều này Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhanh chóng học theo học thuyết “Sức mạnh biển”. Trong số 18 nền kinh tế lớn nhất thế giới thì không một quốc gia nào không sở hữu thương nghiệp đường biển, đường thủy hùng hậu. Điều đó cho thấy sức mạnh của thương nghiệp và thương nghiệp đường thủy, đường biển đối với hệ thống kinh tế của một quốc gia như thế nào.

Thánh Tuệ

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *