Khởi nghiệp đừng nhìn vào thành công của người khác

Đã làm kinh doanh phải chấp nhận được và mất, nhưng cũng không nên nhìn vào thành công của người khác để bắt chước làm theo.

Có nên rút một tỷ đồng gửi tiết kiệm để kinh doanh Tết?“, độc giả Mimozasg111 cho rằng đây là một quyết định mạo hiểm: “Nếu mới tiết kiệm được một tỷ, mà bạn rút hết ra để kinh doanh hàng thời vụ thì không nên. Thứ nhất, hàng trang trí dịp Tết có thời hạn rất ngắn. Trước Tết ba tuần bán chẳng ai mua, gần Tết thì nhà nhà đều bán, sau Tết thì phải bỏ đi, nếu cất đi để đến sang năm có thể đã bị lỗi mốt. Thứ hai, năm nay là một năm nhà nào cũng bị ảnh hưởng bởi Covid, đến cuối năm nhiều việc phải lo, cái mà họ thắt chặt chi tiêu đầu tiên, đó là những thứ có cũng được mà không có cũng chẳng sao, thì hàng trang trí là thứ như vậy. Thứ 3, kinh nghiệm kinh doanh không có, có thể tiền lãi và một phần vốn sẽ bị nằm hết trong hàng tồn kho, phải chờ đến Tết năm sau. Tôi khuyên bạn nếu muốn, chỉ bỏ ra một phần để làm hàng thời vụ dịp Tết thôi, nhưng không phải là hàng trang trí”.

Có quan điểm trái ngược, bạn đọc Dainganha66 lại ủng hộ quyết định dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro khi kinh doanh khởi nghiệp: “Khi muốn kiếm thêm tiền hoặc khởi nghiệp, thì đứng ở hai tâm thế này là dễ thành công nhất:

1. Bạn có tài chính sẵn, có nhà cửa, có công việc ổn định hoặc những bạn trẻ ở chung nhà với ba mẹ. Khi khởi nghiệp hoặc làm ăn, những người ở tâm thế này dễ thành công và thoải mái nhất, vì tâm lý của họ thua cũng chẳng sao, thua vẫn còn có ba mẹ, không phải lo lắng tiền nhà cửa, ăn uống… Thua thì đi làm thuê rồi kiếm tiền khởi nghiệp tiếp.

2. Bạn là trụ cột gia đình, phải lo tiền sữa cho con, lo gửi tiền cho ba má dưới quê, lo đóng tiền nhà, tiền điện nước… Khi khởi nghiệp ở tâm thế này, bạn phải quyết tâm và sử dụng 200% công lực, cố gắng hết sức, vì nếu thua có thể vợ con sẽ ra đường, ba má dưới quê không có tiền sống…

Nếu bạn đang đứng ở tâm thế thứ nhất thì hãy mạnh dạn làm, đừng do dự gì. Tâm lý thoải mái sẽ cho bạn có những quyết định khôn ngoan và không lo sợ, nhưng nhớ nghiên cứu kỹ trước khi làm”.

>> Khởi nghiệp không cần kinh nghiệm

Trong khi đó, độc giả Hoàng Trn lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích rủi ro – cơ hội thay vì đắn đo có làm hay không: “Tôi là một người kinh doanh. Theo tôi, loại hình kinh doanh nào cũng có rủi ro và cơ hội, dù có dịch hay không? Miễn là chúng ta kinh doanh hợp pháp. Ở đây, câu hỏi không phải là có nên làm hay không mà bạn hãy tự hỏi mình muốn gì? Nếu muốn có thêm thu nhập thì hãy bắt tay vào chuẩn bị, phân tích ngay. Việc kinh doanh này có rủi ro gì, cơ hội gì, phải làm gì để rủi ro xuống mức thấp nhất và phải làm gì để cơ hội được tăng cao, lợi nhuận tăng cao, set giá thế nào là phù hợp…”.

Nói về nguyên tắc khi khởi nghiệp, bạn đọc Besthollywoodmoviesclip khẳng định không nên nhìn vào thành công của người khác để bắt chước:

“Nếu bạn đủ sống với tiền lương và lãi suất thì cứ thế mà tiếp tục. Còn nếu bạn muốn có thêm tiền thì phải chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

Bạn nên xem mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh trên thị trường như thế nào? Đầu vào của bạn giá là bao nhiêu? Sau đó bạn có thể đưa ra quyết định cho mình.

Làm kinh doanh phải chấp nhận được và mất. Không nên nhìn vào thành công của người khác mà làm theo. Hãy nhìn vào thất bại của họ mà rút kinh nghiệm”.

Thành Lê tổng hợp

>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bao nhiêu tiền mới đủ cho bạn khởi nghiệp?

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *