‘Kỷ luật học sinh cầm dao đuổi đánh nhau bằng hòa giải’

Không được khiển trách trước trường, không kỷ luật đuổi học, đình chỉ tối đa hai tuần… những mức phạt như vậy có đủ khiến học sinh cá biệt sợ?

Vụ việc hai học sinh lớp 10 và 11 trường THPT Mỹ Đức C, huyện Mỹ Đức, cầm dao và gậy đuổi đánh nhau trong sân trường khiến một em nhập viện một lần nữa khiến nhiều người đặt dấu hỏi về việc cần thiết tăng nặng hình thức kỷ luật với các học sinh có tính côn đồ.

Độc giả Tt817168tt3195966 cho rằng: “Cần chấn chỉnh ngay những sự việc kiểu như thế này. Đôi khi chúng ta cứ nghĩ do tuổi trẻ suy nghĩ nông nổi nên khi các cháu mắc lỗi, ta hay thông cảm và bỏ qua rất nhanh. Nhưng cũng chính vì vậy các cháu gây ra tội mà không sợ ai. Có nên chăng cần biện pháp cứng rắn hơn, kể cả việc buộc thôi học, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Không thể để tình trạng học sinh đánh nhau như những clip chúng ta vẫn thấy trên mạng xã hội suốt thời gian qua. Chúng ta cần hơn nữa sự chung tay giữa gia đình, nhà trường, và các tổ chức giáo dục, hãy vào cuộc để cùng tháo gỡ và xử lý triệt để vấn đề này”.

Đồng quan điểm, bạn đọc Trường Hoàng Gia chỉ ra những hạn chế của quy định hiện hành: “Theo quy định hiện nay, không được khiển trách học sinh trước trường, không được nặng lời, không được kỷ luật đuổi học, chỉ được đình chỉ học tập tối đa hai tuần… như vậy liệu có khiến học sinh hư sợ nhà trường?”.

Nhấn mạnh việc cần thiết phải có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với các học sinh có tính côn đồ, độc giả Tran nguyen ngoc hai bày tỏ: “Đã cầm dao mà còn hòa giải nữa là không ổn. Không lẽ đợi án mạng rồi công an mới vào giải quyết, như vậy xem ra chưa được đúng đắn lắm. Cần phải có những hình phạt nghiêm khắc trong môi trường học đường thì may ra mới giảm bạo lực trong nhà trường như thời gian qua”.

“Đã đến lúc Bộ Giaó dục & Đào tạo phải thay đổi về vấn đề cho phép trường học áp dụng những hình thức kỷ luật cho trường cấp hai và ba đối với những học sinh côn đồ này”, bạn đọc Khacha tran nói thêm.

Trong khi đó, độc giả Nam Nam lại cho rằng, cần có một kế hoạch đào tạo phù hợp đối với những học sinh cá biệt này: “Theo quan điểm của tôi, do gia đình và môi trường sinh sống là chính, trường học chỉ là phụ. Không nên quy chụp trách nhiệm cho thầy, cô, hoặc chỉ là một phần lỗi do không theo sát các em học sinh này. Ở nước nào cũng vậy, trong một lớp học, một trường học, chắc chắn sẽ có vài học sinh cá biệt. Nhóm này sẽ lôi kéo một nhóm nhỏ khác. Tuổi các em rất bốc đồng nên dễ có các trường hợp như trên hoặc ức hiếp bạn cùng lớp rồi quay clip… Biện pháp ở đây là gia đình, nhà trường và xã hội phải xây dựng cho các em ‘một kế hoạch đào tạo phù hợp’. Còn không, thời điểm hiện tại và tương lai chắc chắn rất khó”.

Việt Thành tổng hợp

>> Theo bạn, nên áp dụng hình thức kỷ luật nào với học sinh đánh bạn? Gửi bài tại đây. Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Bạo lực học đường lan rộng vì xin lỗi là xong

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *