Lên sếp vì ‘việc gì cũng làm’

Đi lên từ việc viết code nhưng em tôi sẵn sàng nhận hết mọi việc từ phần mềm, mạng, đến lắp ráp phần cứng… ai giao gì cũng làm.

Tôi có người em vợ làm kỹ sư phần mềm, thâm niên 25 năm, hưởng lương 3.000 USD (70 triệu đồng). Em tôi vừa lên chức Giám đốc điều hành từ vị trí Trưởng bộ phận (cao hơn Trưởng nhóm). Lẽ ra, em đã làm giám đốc điều hành từ bảy năm trước, nhưng vì kém xã giao, nói chuyện không hợp với sếp (Tổng Giám đốc) nên đường thăng tiến chậm.

Trưởng bộ phận của người ta chỉ quản lý vài chục nhân viên, nhưng riêng bộ phận của em tôi có tới hơn 100 người. Công việc quản lý của em không khác gì một CEO dù về chức danh chỉ là Trưởng bộ phận phụ trách chuyên môn. Tự em phải đi tìm đối tác, ký kết hợp đồng, đàm phán giá cả, phân bổ công việc cho nhân viên, sẵn sàng bay đi Mỹ bất cứ lúc nào để làm việc. Giờ đây, em tôi lên chức CEO cũng chỉ là về danh nghĩa vì mức lương vốn dĩ đã tương đương với CEO rồi. Việc lên chức này chẳng qua chỉ là cái ghế ngồi (bình thường đi họp, em phải nhường chỗ, chào hỏi các CEO khác, nhưng giờ đã có vị thế tương đương với họ).

Em tôi cũng đi lên từ việc viết code tuy nhiên lại không dừng lại ở mỗi công việc này. Thay vào đó, ai giao gì em cũng làm, lâu dần thành nhân viên đa năng, việc gì cũng làm được: phần mềm, mạng hay lắp ráp phần cứng… Rồi em lên chức trưởng nhóm, chịu trách nhiệm tiến độ viết phần mềm, dẫn cả nhóm sang Mỹ làm việc thời vụ 3–6 tháng, hầu như năm nào cũng phải đi.

Năm 40 tuổi, em tôi lên chức Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm về gói dự án, tự phân biệt được gói dự án nào là “thịt” hay là “xương”. Ngày xưa, em là một học sinh giỏi của một trường bình thường ở tỉnh miền Trung. Trong công ty, người ta cần người giỏi như vậy. Dưới tay em là cả trăm kỹ sư phần mềm, những người này hưởng lương 1.000-2.000 đôla tùy theo năng lực (ai cũng phải biết tiếng Anh và sẵn sàng đi nước ngoài làm việc bất cứ khi nào có yêu cầu).

Để trở thành trưởng bộ phận, em tôi phải đi học một lớp quản lý dự án (chuyên mảng IT). Học, thi và viết luận hoàn toàn bằng tiếng Anh, lấy bằng quốc tế, chứ không phải kiểu “sống lâu lên lão làng”.

Lâm

>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Năm tư tưởng sai lầm khiến người trẻ đua nhau nhảy việc

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *