Lý do học ‘cá biệt’ mà vẫn giàu

Học trò cá biệt có thể kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng còn học sinh ngoan lại sống làng nhàng?

Do thiên tính thích nổi, học trò cá biệt thường có hai dạng:

– Một là do năng lực kém cỏi, khả năng học tập kém, khuyết tật nào đó ảnh hưởng tới khả năng học tập, hoặc do hoàn cảnh nào đó đặc biệt.

– Hai là do ham chơi và thích chơi trội, thích làm đại ca, thích làm cá nhân nổi bật, dẫn đầu nhưng vì học tập kém không thể thể đứng đầu nên chọn cách trở thành cá biệt, quậy tưng bừng để được chú ý.

Với dạng một thì khó có cơ hội tốt hơn để đổi đời. Nhưng với dạng hai thì có một số cơ hội có thể đổi đời nhờ thiên tính. Dạng học trò thứ hai là thích nơi sôi động, không thích cuộc sống bình lặng, bình thường, làng nhàng… mà chủ yếu tập trung vào những chỗ có các hoạt động sôi nổi để “quậy”.

Dạng này sẽ có hai hướng, một là “quậy tới mức” thành con nghiện, thành xã hội đen… để rồi có lịch sử tù tội; hai là dạng chui vào chỗ đang hoạt động sôi nổi để quan sát, học tập, hoặc bắt chước, làm theo chủ yếu là học nghề.

Dạng này sau khi giàu có thường sẽ “gáy cho thiên hạ xem” vì thích “quậy” từ nhỏ nên thường có các hoạt động ăn chơi, hưởng thụ khá sôi nổi. Ví dụ thường hát karaoke, mua xe sang, xây nhà to… (tôi biết vì hàng xóm tôi có mấy người như vậy, mỗi lần đi làm xa mang tiền vê quê là ra đầu ngõ làm một bữa karaoke cho cả làng xem với công suất âm thanh hết cỡ).

Với dạng học sinh chăm học giỏi vẫn có hai dạng:

– Một là do bị ép và có sự tuân lệnh, phùc tùng nhu cầu của người khác, mệnh lệnh của người khác đặc biệt là cha mẹ. Đặc điểm của dạng này là “ngoan”.

– Một dạng nữa là học giỏi do tính nổi loạn, khả năng ganh đua với người khác, thích sôi nổi, thích khám phá tri thức vì hiểu biết và các kĩ năng nghề nghiệp thay vì bị ép buộc, hay lộ trình nào đó.

Dạng này thích dấn thân, thích làm lãnh đạo, thích quậy nhưng quậy theo cách trở thành người “ưu tú, nổi bật” để được chú ý. Với dạng một thì thường có cuộc sống làng nhàng, tuân thủ lịch trình có sẵn, vạch sẵn của người khác hoặc là sau này sẽ nổi loạn, hoặc là “cố ra vẻ bình thường, làng nhàng nhưng phía sau, các hoạt động nổi loạn đang chảy ngầm mà không biết”.

Có rất nhiều người thuộc dạng này giàu có nhưng lại “giả vờ nghèo, bình thường, làng nhàng” để không ai chú ý. Họ giỏi diễn kịch, lý do là gì thì có nhiều loại nhưng tôi nghĩ nhiều người cũng biết.

Với dạng hai thì thường có cuộc sống sôi nổi, nổi trội, xuất sắc và thành công rực rỡ hơn nhưng thường đi nước ngoài hoặc chuyển chỗ ở từ quên lên phố, từ quốc gia này sang quốc gia khác… vì điều kiện làm việc làm cho người dân nơi họ sinh ra thường không biết nhiều về họ. Dạng này tôi cũng biết nhiều vì không chỉ làng xã tôi mà cả nhiều người trong dòng họ nhà tôi thuộc dạng này.

Vậy lý do học cá biệt vẫn giàu?

Một xã hội chỉ giàu có khi có trong tay một lực lượng tư liệu sản xuất phong phú và các phương thức sản xuất hiện đại. Đa số những nước giàu có là những quốc gia có nhiều đất đai tự nhiên có thể phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp ví dụ như Mỹ, Trung Quốc…

Các nước giàu có thường có nhiều đồng bằng sản xuất lớn vời điều kiện khí hậu tự nhiên thuận tiện sản xuất nông nghiệp. Ngược lại những nước nghèo thường là những quốc gia ít tư liệu sản xuất nông nghiệp, điều kiện khí hậu khó khăn (thường là những quốc gia ở khu vực gần xích đạo, năng nóng).

Ngoài tư liệu sản xuất nông nghiệp còn nhiều tư liệu về sản xuất công nghiệp, dịch vụ, và cả con người nữa. Nhưng nếu giàu có về tư liệu sản xuất vẫn không thể làm cho các quốc gia đó giàu có được mà còn phải có phương thức sản xuất hiện đại, hiệu quả.

Ví dụ: tại sao thời xưa một người sở hữu rất nhiều ruộng đất nhưng vẫn nghèo, trong khi thời nay có nhiều người không sở hữu hoặc sở hữu ít tư liệu sản xuất như ruộng đất vẫn giàu có trong khi họ cùng là nông dân? Là vì phương thức sản xuất đã thay đổi. Chính điều kiện về cây con giống, các công cụ sản xuất nông nghiệp, thị trường… tốt hơn đã làm người nông dân thời nay tuy ít ruộng đất hơn vẫn giàu có hơn thời xưa.

Do đó, để một con người giàu có vẫn phải tuân theo quy luật trên là: có tư liệu sản xuất phong phú và phương thức sản xuất hiện đại, hiệu quả. Tư liệu sản xuất phong phú ở đây có thể nhờ ruộng đất của tổ tiên để lại, hoặc vay ngân hàng đầu tư… Phương thức sản xuất ở đây phải học thôi.

Các phương thức sản xuất hiện đại, hiệu quả công nghệ cao… thường được truyền dạy trong các trường đại học ứng dụng, khoa học chuyên ngành… thì tôi không đề cập, chắc nhiều bạn đã biết. Song vẫn có nhiều phương thức sản xuất đơn giản được truyền thụ trong dân gian (đơn giản nên mới thế có thể truyền thụ dễ dàng, dân gian, truyền miệng, cầm tay, chỉ việc).

Các học trò cá biệt mà giàu có thường được chỉ dạy và có được phương thức sản xuất qua hình thức “dân gian, cầm tay chỉ việc”. Ví dụ việc nuôi lươn, nuôi yến… ban đầu được các tổ chức nghề nghiệp nghiên cứu phát triển hoặc do phát sinh tình cơ nào đó một số người học được sau đó được thống kê, phát triển, chỉnh lí, hoàn thiện bởi các tổ chức học thuật nghề nghiệp như viện nông nghiệp, đại học nông nghiệp…

Sau đó đem vào áp dụng cho mô hình tổ chức sản xuất của người dân thông qua hình thức chuyển giao công nghệ, hoặc các sinh viên ra trường tiến hành thực hành. Do những kiến thức này đơn giản nên được truyện miệng, cầm tay chỉ việc trở thành “phương thức sản xuất đơn giản hiệu quả được lưu truyền trong dân gian”.

Nhờ đó mà một số cá nhân học ít, không học vấn cao vẫn có thể tiếp thu. Nhưng có phương thức sản xuất và tư liệu sản xuất rồi họ vẫn không thể giàu có nếu không có ‘thị trường’. Cách tiếp cận thị trường cũng là một phần của “phương thức sản xuất”.

Thị trường này do đâu mà có? Chắc chắn không phải trên trời rơi xuống rồi. Mà đó là cả một quá trình vận động, phát triển của nhiều thế hệ, nhiều thời kì… để tạo ra một mô hình xã hội đông dân và có các phương thức sản xuất, tư liệu sản xuất “có học” để đảm bảo nó tồn tại được không bị sụp đổ vì mất cân bằng mà quan trọng nhất là cân bằng lương thực, quy mô dân số càng lớn thì vấn đề miếng ăn càng lớn.

Nhờ ‘có học’ mà tạo ra được thị trường với nhiều người có ‘túi tiền’ nhiều hơn, mạnh tay chi tiền cho các sản vật độc lạ, cao cấp… Điều này tạo cơ hội cho ‘bà bán xôi’, bà bán rau, bán thịt, bán cá, anh chàng nuôi lươn, nuôi yến… giàu nên.

Vì nếu không có thị trường với những người giàu có nhờ có học thì họ bán sản phẩm cho ai, ai tiêu sài sản phẩm của họ? Cái này tôi gọi là: cộng sinh học vấn. Áp dụng trường hợp học sinh cá biệt nuôi lươn, nuôi yến: Cậu ta đã học các phương thức sản xuất dân gian ở thành phố, cũng không cạnh tranh được thành phố nên bỏ về quê để “làm con ếch lớn trong ao nhỏ hơn con ếch nhỏ trong ao lớn”, tư liệu sản xuất thì biết từ đâu ra rồi.

Những cách làm giàu ít học:

– Xuất khẩu lao động sang các nước có điều kiện kinh tế thấp hơn, giáo dục tồi hơn để “làm ếch lớn trong ao nhỏ hơn làm ếch nhỏ trong ao lớn”.

– Xuất khẩu lao động sang các nước văn minh hơn để cộng sinh học vấn và ăn chênh lệch giá trị tiền tệ giữa hai quốc gia.

– Trở thành siêu cò: người kết nối khu vực sản xuất với khu tiêu dùng, thị trường để kiếm tiền chênh lệch hoặc các hoạt động chi cho quản cáo, tiếp thị như buôn bán, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, KOL, Vloger… Không chỉ cộng sinh học vấn với các công ti, tổ chức sản xuất hàng hóa mà còn cộng sinh với cả các hình thức sản xuất nội dung, kĩ thuật số, công nghệ thông tin rất có học đằng sau.

– Làm thuê cho người giàu có học khác.

Thánh Tuệ

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *