Mời đám cưới kiểu tận thu

Thấy tôi trong nhà, bác hàng xóm bảo: “May quá gặp ở đây, bác lấy thiệp ra ghi tên mời cưới luôn nhé”.

Có lần tôi về quê chơi, một bác là người quen của ba mẹ, cũng là bố bạn cấp hai của tôi, đến nhà mời đám cưới. Gặp tôi ngồi ở phòng khách, bác ta liền xởi lởi: “Ui chao về hồi nào đấy, bác qua gửi thiệp cưới cho cha mẹ mày. Gặp mày ở đây, bác gửi riêng cái thiệp nhá”.

Nói rồi bác lấy trong túi ra một tấm thiệp còn trống chỗ ghi tên người được mời rồi điền tên tôi vào. Lúc về, bác ấy còn không quên dặn là “nhớ đi nhé”. Mẹ tôi biết chuyện, bảo đừng đi. Nhà ông ấy cưới đứa thứ ba rồi, đám nào cũng mời. Trong khi tôi chưa biết khi nào mới cưới.

Người ta nói bạn bè lâu ngày không liên lạc, nếu bỗng một ngày đẹp trời nhắn tin hỏi thăm thì sẽ có chuyện. Mở đầu bằng việc chào hỏi công việc, làm ăn sức khỏe. Câu tiếp theo chỉ có hai việc, hoặc là mượn tiền, hoặc là mời cưới.

>> ‘Đám cưới ở Sài Gòn thường rất tẻ nhạt’

Tôi có một cô bạn, cô ấy than vãn vì trong hai tuần lễ phải làm đám cưới ba lần: một ở nhà gái, một ở nhà trai, một ở Sài Gòn. Sở dĩ phải tổ chức nhiều lần như thế vì cô là con một, chồng cũng là con một. Gia đình hai bên chỉ có một cơ hội duy nhất để thu hồi vốn tiền mừng cưới đã đi cho người khác bao nhiêu năm trời.

Nhiều người làm tiệc cưới cho con, gặp ai dù thân hay sơ cũng mời. Thậm chí họ còn tính tiền mừng kiểu đếm cua trong lỗ, đại loại: Mỗi khách đi 500 nghìn đồng, một bàn 10 người, vị chi 5 triệu. Vậy nên đặt món mỗi bàn dưới 4 triệu thôi.

Như thế là tận thu phong bì, khác gì thả lưới kiểu giã cào, cá lớn cá bé đều bắt sạch. Đối mặt với những cuộc gọi như thế, tôi cảm thấy lúng túng và rất gượng gạo vì rất khó xử. Đám cưới ở ta nó biết cách hành hạ người khác như thế đấy

Vũ Anh

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Đừng để tiền, vàng cưới xin làm gánh nặng cho cha mẹ

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *