Năm điều làm lúc giãn cách để an yên và hạnh phúc

Thích nghi với thời gian ở nhà chống dịch để sống chậm và tự tạo niềm vui mà ngày thường không có được.

1. Tự tìm niềm vui: Hãy biến những sở thích của mình thành niềm vui, tạo những niềm vui đơn giản nhất như: trồng hoa, chăm sóc cây cối, may vá, học ngoại ngữ, đọc sách, tập thể dục…Nhiều nghiên cứu cho thấy hạnh phúc và niềm vui giúp chúng ta hạ nhịp tim và huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, ít bệnh hơn và tạo ra cảm xúc tích cực hơn.

2. Dọn dẹp nhà cửa: Nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp không những giúp cải thiện sức khỏe mà còn “thanh lọc” tâm trí của bạn. Khi nhà cửa lộn xộn đồ đạc, bụi bẩn nhiều dễ dẫn đến các tác nhân gây bệnh đối với sức khỏe như gây dị ứng, bệnh hô hấp, viêm nhiễm, căng thẳng. Hơn nữa một nơi ở gọn gàng còn giúp chúng ta luôn tỉnh táo và minh mẫn hơn.

3. Vui vẻ, cười mỗi ngày: Mặt mày cau có ủ rủ cũng chẳng giải quyết được gì, hãy vui vẻ với nhau, cười với nhau khi có thể cười. Ai cũng biết sức đề kháng mạnh mẽ có thể giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Chính tâm hồn vui vẻ, nụ cười sảng khoái sẽ giúp giảm căng thẳng, tăng cường miễn dịch và hạnh phúc.

4. Sống chậm thêm chút nữa: Nghĩ ngợi, lo toan sẽ khiến cho bản thân thêm áp lực dễ sinh ra tâm phiền và thân bệnh. Cuộc sống di chuyển với một tốc độ nhanh đến mức dường như nó cuốn trôi đi thời gian cũng như các mối quan hệ nhân sinh. Nếu có thể hãy dành thời gian để đọc sách, uống trà, ngắm cây cỏ hoa lá…để xóa những căng thẳng, lo âu.

5. Tử tế với nhau hơn: Đời vô thường lắm, đừng vì sự va chạm nhẹ mà ngay lập tức dùng những câu từ sâu cay để làm tổn thương nhau, hay chỉ một giận hờn vu vơ mà biến trái tim mình chật hẹp. Bất kể ai đối xử với bạn như thế nào thì họ cũng góp phần vào hành trình hoàn thiện bản thân của bạn, vì thế hãy trân trọng và biết ơn tất cả những điều đó.

Lê Quý Hoàng

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình “Tiếp sức cho tâm dịch”. Xem chi tiết tại đây.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *