Người lao động làm việc kém, doanh nghiệp không vô can

Nhiều công ty nhìn thấy năng lực nhân viên nhưng cố tình trả lương thấp, bắt họ phải làm nhiều việc ngoài chuyên môn.

Sau bài viết ‘Bán mình’ lương 10 triệu đồng, một số độc giả cho rằng vì nhiều lý do khách quan khác nhau mà nhiều người chấp nhận làm việc lương thấp, trong đó một phần do lỗi của các công ty khi chưa đãi ngộ xứng đáng:

Có những công ty họ nhìn thấy năng lực của nhân viên. Họ giao cho nhân viên việc khó hoặc cũng có khi nhân viên tự động lăn xả vào công việc. Nhưng sếp nói rằng công ty khó khăn lắm, cần cống hiến và cống hiến. Và vì ngây thơ tin rằng công ty khó khăn thật nên sếp không tăng lương cũng vẫn im lặng làm việc, im lặng cống hiến.

Một ngày kia, vỡ lẽ ra rằng, sao công ty khó khăn mà sếp ngày càng giàu, và nhiều người nói nhỏ với nhau cùng một câu như sếp nói. Hóa ra, sự thật không phải như sếp nói và không phải ở lỗi người nhân viên đó không biết cách làm gia tăng giá trị của bản thân.

Thuy Vu

Tất cả những lý do khiến nhân viên nhận lương thấp mà tác giả kể ra đều là lý thuyết cả. Thực tế phũ phàng hơn nhiều.

– Cam phận chịu lương thấp. Nhưng ngoài ra còn phải xét tới, mức lương đó nằm ở đâu? 10 triệu là thấp, rất thấp ở các đô thị lớn. Nhưng ở các khu vực tỉnh lẻ, với yêu cầu sống không quá đắt đỏ thì 10 triệu là một mức lương chấp nhận được.

– Lương thấp vì bảo thủ, không biết cải thiện. Điều đó đúng. Nhưng rất tiếc, người “biết cải thiện” thì họ sẽ tự cải thiện chứ không cần phải đợi nhắc. Những người còn sót lại mà tác giả thấy chính là bộ phận “không biết cải thiện”. Đó là bản chất của họ rồi.

Cũng giống như lớp học có học sinh giỏi thì cũng có học sinh kém. Họ tiếp thu kém thì họ là “học sinh kém”, chứ không phải do thầy cô ghét họ rồi đì họ “kém” (ở đây chỉ xét theo lý thuyết).

– Dàn trải, không đúng chuyên môn. Điều này vốn không phải là do sinh viên muốn, mà là do chính doanh nghiệp yêu cầu. Một người giỏi ngoại ngữ, nhưng doanh nghiệp không muốn tận dụng, mà bắt đi làm việc với người Việt thì đó là lỗi của doanh nghiệp. Sinh viên cam chịu chấp nhận làm việc không đúng chuyên môn là lỗi của chính sinh viên đó.

Chính vì thế, muốn “nhất nghệ” cũng ko làm được. Ra trường tốt nghiệp loại giỏi, nhưng không tìm được công ty “tận dụng” sở trường của mình thì làm sao bây giờ?

Tóm lại, lao động ở Việt Nam tạm thời kém. Nhưng đó cũng có lỗi của doanh nghiệp, quản lý nhân lực kém.

Master Harem

Bạn nhận định như này có rất nhiều suy nghĩ chủ quan. Có nhiều trường hợp muốn nhưng không thể:

– Bạn đi làm nhưng phía sau bạn là cả một gia đình đang sống dựa vào đồng lương của bạn. Con cái học hành, bố mẹ già ốm đau… nên không phải cứ nghỉ việc là nghỉ.

– Mức lương tuy không cao nhưng công việc không chỉ mỗi lương mà còn là: môi trường làm việc, tính chất công việc, nơi làm việc xa gần, quan hệ xã hội…

– Mỗi người một năng lực khác nhau nên không thể cứ nghĩ là làm được.

Nên:

– Công việc mới chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống, con người ngoài công việc còn nhiều thứ phải lo.

– Ai thấy phù hợp với công việc và thu nhập thì làm, không ai ép buộc mình. Mọi thứ do mình tự quyết. Nên trong công việc thì không nên so đo vì là mình đã chọn.

– Việc lựa chọn công việc một phần do lương nhưng nhiều phần do tính phù hợp của nó: về hoàn cảnh, điều kiện, năng lực…

mq.bkcomp

Hữu Nghị tổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Người nhảy việc vì ham lương cao khó thăng tiến

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *