Người trầm cảm cười – VnExpress

Trầm cảm cười không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào ngoài nỗi buồn kéo dài hoặc cảm giác “dường như có gì đó không ổn”.

Nói đến trầm cảm là chúng ta thường nghĩ đến những biểu hiện buồn rầu, thời ơ, tuyệt vọng, chán nản. Nhưng còn có một hội chứng trầm cảm mà rất ít người nghe đến đó chính là hội chứng “trầm cảm cười”.

Tôi là một người đã và đang mắc căn bệnh “trầm cảm cười”

Có lẽ một trong số các bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ khi nghe đến căn bệnh “trầm cảm cười” này. Nhưng đó là một căn bệnh có thật và khá là nguy hiểm nếu chúng ta không biết cách thoát ra khỏi nó…

Theo các nhà tâm lý học, trầm cảm cười là chứng trầm cảm chức năng cao hay còn gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD). Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ăn uống, ngủ, thường xuyên mệt mỏi, hoảng loạn. Người bị trầm cảm cười thường che giấu các triệu chứng mà mình đang gặp phải.

Cũng giống như tên gọi của hội chứng này, người mắc bệnh vẫn sẽ thể hiện những cảm xúc, cười nói bình thường cho dù tâm trạng bên trong đang rất tồi tệ – nói chung quy lại là mỉm cười qua cơn đau.

Điều nguy hiểm về chứng trầm cảm cười là bệnh này không phải lúc nào cũng có biểu hiện bên ngoài giống như những chứng bệnh trầm cảm bình thường khác. Nhìn bên ngoài, người bị trầm cảm cười trông có vẻ như họ có khả năng điều chỉnh và kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của họ, nhưng thực chất, họ đang phải đối mặt với rất nhiều bất ổn nội tâm và xung đột trong tâm trí.

Trầm cảm cười có thể rất đáng sợ, và trong một số trường hợp, nó thực sự nguy hiểm hơn so với trầm cảm mà mọi người thường biết.

Trầm cảm gây ảnh hưởng khác nhau đến từng người và có nhiều triệu chứng khác nhau, nổi bật nhất là nỗi buồn sâu thẳm, kéo dài.Những triệu chứng phổ biến của những người bị trầm cảm “cười” là giảm cân hoặc tăng cân, ngủ gục hoặc ngủ quên, mệt mỏi, cảm thấy vô giá trị, tội lỗi, khó tập trung và suy nghĩ về cái chết.

-Thường xuyên cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày mà không rõ nguyên nhân.

-Luôn phải cố gắng thức dậy vào mỗi sáng và miễn cưỡng thực hiện các hoạt động

-Cảm thấy trống rỗng, mất tập trung khi tham gia vào các cuộc thảo luận, họp hành, vui chơi.

-Hoàn thành công việc khó khăn, mất tập trung trong công việc, cảm thấy thiếu năng lượng.

-Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, hối lỗi, xấu hổ, hụt hẫng, không có động lực trong mọi việc.

-Không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của bản thân, không có động lực để làm bất cứ việc gì.

-Thay đổi khẩu vị, cân nặng và giấc ngủ.

-Mệt mỏi hoặc thờ ơ.

-Cảm giác tuyệt vọng, thiếu tự tin và đánh giá thấp giá trị bản thân.

-Mất hứng thú hoặc niềm vui khi làm những việc đã từng rất thích thú.

-Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều.

-Hay cáu gắt, giận dữ.

Nhìn từ bên ngoài, một người bị trầm cảm cười có thể trông giống như:

-Một cá nhân tích cực, hoạt động cao.

-Có công việc ổn định, cuộc sống lành mạnh.

-Một người có vẻ vui vẻ, lạc quan và nói chung là hạnh phúc.

Do áp lực và sự căng thẳng stress kéo dài, và một phần là do việc mất ngủ kéo dài…

Mất ngủ thường xuyên khiến tôi không thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe trí não và tinh thần.

Tôi thường xuyên cáu gắt, giận dữ.

Tôi bắt đầu bị stress kéo dài do bố mẹ thường xuyên cãi nhau từ lúc mẹ tôi có ý định đi ra nước ngoài. Lúc trước, mặc dù bố mẹ tôi có cãi nhau đi chăng nữa thì cũng chẳng bao giờ để cho chúng tôi biết cả, nhưng lần ấy bố mẹ tôi đã cãi nhau đến nỗi bố tôi đòi ly hôn. Khi đói tôi còn chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào 10 nên nó đã dẫn đến tình trạng stress kéo dài…. Nhưng mọi chuyện đã yên ả cho đến khi tôi thi xong.

Rồi đến năm lớp 10, tôi vừa học vừa làm và tôi đã không còn quan tâm đến việc học nữa, sức khoẻ của tôi yếu đi đến mức tôi đã phải nhập viện. Và vào học kỳ I năm lớp 10 tôi đã không đạt hai môn Hoá và Thể dục vì thế tôi đã trở thành học sinh yếu, lần đầu tiên trong đời tôi.

Đến học kì II, tôi đã nghỉ làm và thật sự lúc đó tôi đã bị stress và cộng thêm áp lực từ phía gia đình về kết quả học tập nên đã dẫn đến tôi bị mất ngủ kéo dài. Nhưng thật may khi kết quả cuối cùng mà tôi mong đợi đó là tôi đã được học sinh tiên tiến. Đối với nhiều người thì đó có vẻ bình thường nhưng đối với tôi thì đó là cả một khoảng thời gian khó khăn nhất của tôi….

Chứng mất ngủ thì vẫn cứ bám theo tôi đến tận bây giờ.

– Cười thật nhiều: Nụ cười sẽ làm cho bản thoải mái và vui vẻ hơn, hãy cười mỗi ngày để làm cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa và làm tiêu tan những lo lắng.

– Giữ tinh thần luôn thoải mái: hãy làm những gì bạn thích để luôn cảm thấy được thoải mái, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping…bất cứ điều gì bạn muốn.

– Tìm kiếm một cuộc sống bận rộn: cuộc sống bận rộn sẽ giúp bạn không có thời gian để nghĩ quá nhiều đến những chuyện không vui, bận rộn cũng giúp bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

– Thay vì suốt ngày chỉ nằm một chỗ lướt điện thoại thì bạn hãy ra ngoài vui chơi dù là đi cùng bạn bè hay là đi một mình. Hãy hoà mình ra với thế giới bên ngoài.

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bàitại đây.

Nguyen Ngoc Anh

Trầm cảm - sát thủ vô hình

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *