Sống an phận vì được cha mẹ lo từ A đến Z

Được cha mẹ bao bọc, lo cho từ bé đến tận lúc xin việc, lấy vợ, nhưng đến giờ em vợ tôi vẫn thất bại.

Người an phận thường do ảnh hưởng từ khi còn ở với gia đình, được bố mẹ bao bọc. Khi lớn lên, họ không có ý chí tiến thủ, công việc thường làm trong môi trường không áp lực cạnh tranh, an phận. Nhà vợ tôi có hai chị em, nhưng mỗi người đều có tính cách khác nhau. Vợ tôi từ khi học lớp 3 đã bắt đầu lo toàn bộ việc nhà cửa sau khi học ở trường về, vì bố mẹ đi làm cơ quan cả ngày.

Khi vợ tôi lên THCS, mẹ nghỉ ở nhà mở tạp hóa buôn bán, lúc này công việc càng nặng hơn. Sau mỗi giờ lên lớp, vợ tôi lại đạp xe cả chục km đi lấy hàng về cho mẹ bán. Thời buổi thập niên 80 nên chẳng có xe máy mà đi như bây giờ. Ngoài ra, bố mẹ vợ còn nhận thêm đồ gia công may mặc về vắt sổ.

Khi lên THPT, gia đình vợ chuyển qua kinh doanh hàng nội thất, hàng hóa, vợ phải lên thành phố lấy hàng rồi gửi ra bến xe chuyển về. Vợ tôi kể, có một lần, bố thản nhiên hỏi “con năm nay đang học lớp mấy rồi?”. Khi tốt nghiệp THPT, bố mẹ không muốn cho vợ tôi đi học tiếp, mà bắt ở nhà làm việc. Trong khi đó, em trai vợ chỉ kém vài tuổi nhưng toàn ở nhà ăn, học, rồi đi chơi. Hầu như cha mẹ không bắt làm việc, lo cho từ A đến Z.

>> Bạn bè chê tôi an phận lương 10 triệu

Tạm ngưng không đi học hai năm, cảm thấy phải chuẩn bị cho mình tương lai sau này nên vợ tôi quyết định xin lên thành phố đi học Đại học trở lại. Ban đầu, bị bố mẹ phản đối, nhưng vợ tôi quyết tâm sẽ đi học đến cùng và tự kiếm việc làm để nuôi bản thân. Cuối cùng, bố mẹ vợ phải chấp nhận cho con đi học lại.

Ngoài giờ lên giảng đường học, thời gian rảnh, vợ vẫn đi lấy hàng, gửi xe về cho mẹ bán. Sau khi tốt nghiệp Đại học, trở về tỉnh, vợ tự đi xin việc làm, cuối tuần lại lên thành phố lấy hàng cho bố mẹ. Thời đó hầu như mọi việc đều phải tự thân làm chứ không như bây giờ chỉ cần nhấc điện thoại lên là nhà cung cấp chở hàng đến tận cửa.

Khi em trai vợ thi Đại học lần đầu bị rớt, phải lên thành phố ôn thi, bố mẹ vợ lo cho con trai từ chỗ ngủ đầy đủ tiện nghi. Sau một năm em ôn luyện vẫn chẳng được việc gì, vợ tôi nói với bố mẹ cho em về học trường tư gần nhà. Sau khi tốt nghiệp, bố mẹ vợ cũng phải đứng ra xin việc cho con trai. Khi em lập gia đình, bố mẹ cũng lo hết các khoản. Trong khi đó, vợ tôi phải tự lo tất cả các khoản, chỉ yêu cầu bố mẹ cho danh sách khách mời để đặt tiệc.

Năm 2003, sau khi cưới vợ cho con trai, bố mẹ vợ giao lại cho con dâu cơ sở kinh doanh. Nhưng chỉ được vài năm, em dâu đã làm ăn thất bại, và có ý định bán nhà, nhưng bị bố mẹ phản đối. Sau đó, vợ chồng em đóng cửa, sang lại hàng hóa, cho thuê mặt bằng. Năm 2000, vợ tôi cũng kinh doanh mặt hàng này cho đến nay. Cơ ngơi chúng tôi tự tay gây dựng được nên luôn tâm niệm phải cố gắng làm việc chăm chỉ để phát triển kinh doanh.

Hung

>> Theo bạn, tiền nhiều có làm nên hạnh phúc? Gửi bài tại đây. Bài viếtkhông nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *