Tại sao nhà trường yêu cầu phụ huynh bỏ vài trăm ngàn mua đồng phục mỗi năm mà không thể quyên góp vài chục ngàn mua sách cho thư viện?
Ngày hôm qua, tôi nhận được ba tin nhắn xin sách cho thư viện: hai tin nhắn xin sách cho trường học và một cho thư viện tư nhân. Hai tin nhắn đến lúc hơn 23h làm tôi phải tắt máy để đi ngủ, nhưng thực ra tôi không ngủ được mà suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam còn lắm gập ghềnh. Ngay lúc đang viết bài này, tôi nhận được hình ảnh đọc sách của các em học sinh của một chị thủ thư gửi về, mọi người đang mong tôi sẽ có sách gửi tặng.
Lúc bác Hồ Đắc Duy và nhóm cựu học sinh Quốc học Huế 61-64 lập nên chương trình Tủ sách Giải trí & Giáo dục cách đây hơn 20 năm, vùng nông thôn Việt Nam hầu như có rất ít thư viện trường học, sách giáo khoa còn khan hiếm. Vì vậy, hàng năm, các bác tổ chức hai chương trình “Cho mượn sách giáo khoa” và “Sách đổi sách” giúp luân chuyển hàng ngàn bộ sách giáo khoa cho học sinh mỗi năm. Lúc tôi mới vào làm việc ở Tủ sách, công việc này vẫn tiếp tục thêm vài năm cho đến khi Bộ Giáo dục và đào tạo đổi mới sách giáo khoa hàng năm, sách cũ chỉ có thể bán ve chai, đồng nát.
Tại thời điểm đó, trường học hầu như không chào đón sách của chúng tôi vì thư viện chưa bao giờ là hoạt động cần được chú ý. Trong 10 trường học mà chúng tôi ghé thăm, phải có đến bảy, tám trường không có thư viện hoặc có nhưng không có sách, hoặc chủ yếu là sách tham khảo, sách dành cho giáo viên, tuyệt nhiên không có sách cho học sinh. Thư viện chỉ là một gian phòng cũ kỹ, không mở cửa hoặc mở cửa nhưng chẳng học sinh nào ghé đến. Cán bộ thư viện thường được kiêm nhiệm cùng với một chức vụ khác, không có nghiệp vụ chuyên môn và cũng chưa bao giờ thích sách. Dù được đề nghị tặng sách, các trường học cũng không mặn mòi với việc vận hành thư viện, tổ chức hoạt động đọc sách cho học sinh. Chính vì vậy, trong các buổi thảo luận về kết quả hoạt động, chúng tôi chưa bao giờ xem trường học là đối tượng tiếp cận chính. Tỷ lệ trao tặng sách trong trường học so với cộng đồng lúc đó là 20 – 80 hoặc thậm chí ít hơn.
Mới cách đây tầm năm, sáu năm, hầu hết thư viện các trường học vẫn phủ đầy bụi, ghép chung với phòng sinh hoạt của thầy cô hoặc nép sau các tủ kệ tài liệu của Đoàn, Đội. Tôi nhớ lần mang sách đến các trường ở Ninh Thuận hay Quảng Nam, vẫn còn nhiều thầy cô không hào hứng lắm với việc tiếp nhận. Trong lòng tôi mang một mỗi hoang mang, hoài nghi rất lớn: sách rất quý nhưng rồi có đến được tay các em không? Tủ sách chúng tôi gom góp, chắt lọc từng quyển sách để cho đi nhưng cho rồi chúng tôi lại bối rối. Nghĩ đến công sức và những quyển sách có khả năng bị xếp xó rất cao, tôi thực sự cảm thấy đau lòng.
May thay, 5 năm trở lại đây, Bộ Giáo dục đã đề ra phong trào Thư viện xanh, tiết đọc sách, thư viện đạt chuẩn, đẩy mạnh hoạt động thư viện thành một hoạt động chủ đạo của trường học. Trường học bắt đầu cải thiện thư viện, tuyển các thủ thư có chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các khoá đào tạo… một tín hiệu đáng mừng của ngành giáo dục.. Tuy nhiên, khi phong trào được đẩy lên, các thư viện vẫn không có được một lượng sách tối thiểu để phục vụ học sinh. Y hệt một cuộc đua xe mà ban tổ chức đã thổi còi khởi động, khán giả cổ vũ nồng nhiệt, các cua rơ đã sẵn sàng nhưng không có nhiên liệu để xe lăn bánh.
Bộ Giáo dục và Ban giám hiệu trường học vẫn không quản lý và phân bổ được nguồn kinh phí một cách hợp lý để mua sách. Tôi từng đưa thắc mắc lên Facebook để hỏi các anh chị, cô chú trong ngành giáo dục thì được phản hồi rằng “ngân sách phân bổ cho thư viện được lồng ghép chung trong nhóm văn phòng phẩm và tuỳ nghi nhà trường phân bổ sao cho phù hợp với thực tế”. Khi hỏi các thủ thư, hầu hết các trường học vẫn không có ngân sách rót xuống cho việc mua sách hàng năm. Thư viện vẫn “đói” sách.
>> ‘Bón thúc’ trẻ lớp 1 bằng những cuốn sách giáo khoa khô khan
Nhiều lần, các thủ thư ở trường học mà Tủ sách đã gửi tặng sách vài lần tiếp tục xin sách. Tôi phản hồi rằng nguồn lực của Chương trình Tủ sách có giới hạn, ngoài việc trao tặng cho các nơi mới từ 15.000 – 20.000 quyển mỗi năm thì chúng tôi chỉ hỗ trợ được cho mỗi thư viện đã tặng trước đó một vài lần. Nếu thư viện trường học đang là hoạt động được công nhận chính quy, nhu cầu đọc của các em học sinh thấy rõ thì nhà trường cần chủ động phát triển nguồn sách cho chính mình, không thể dựa vào chúng tôi mãi được. Họ đã nhắn tin lại cho tôi đầy bức xúc mà tôi cảm nhận được là vừa nhắn vừa khóc.
Qua chia sẻ, tôi nhận ra rằng vẫn còn rất nhiều Ban giám hiệu nhà trường coi trách nhiệm quyên góp sách là của thủ thư, nếu thủ thư không xin được sách sẽ bị coi là không hoàn thành trách nhiệm. Dù tuân theo chỉ thị của Sở, Bộ vận hành thư viện nhưng họ chú trọng đến thành tích đạt được thay vì nhận lãnh trách nhiệm, quan tâm, đầu tư và phân bổ nguồn lực để thư viện có thể hoạt động hiệu quả. Với việc dư thừa giáo viên, sự nghiệp của họ, nhất là những giáo viên hợp đồng (trong đó có rất nhiều thủ thư) như “ngàn cân treo sợi tóc”. Họ không dám lên tiếng, không dám đưa yêu cầu mà chỉ cố gắng liên hệ mọi địa chỉ để xin sách, phục vụ học sinh, đạt được chỉ tiêu và làm hài lòng Ban giám hiệu nhà trường.
Một số trường học có mua sách bổ sung hàng năm, nhưng vì lý do nào đó đã không lấy yêu cầu từ các em học sinh mà mua theo phân bổ, hầu hết các loại sách mua về không phù hợp với đối tượng học sinh, không thu hút được độc giả. Đó là câu chuyện của nhiều trường học trên khắp các tỉnh thành ở đất nước này.
Có giáo viên một trường học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố đã gửi yêu cầu sách tặng đến chúng tôi, chia sẻ rằng thư viện nhà trường rất “khát sách”. Khi kiểm tra thông tin, tìm kiếm trên internet, tôi thấy hình ảnh đồ sộ của các dãy phòng, của hàng rào cao ngất mà có lẽ phải tốn hàng tỷ đồng để xây dựng và những bộ đồng phục trắng tinh của các em học sinh. Tôi tự hỏi điều gì đang xảy ra với nền giáo dục này? Không biết những người làm giáo dục có nhận ra điều gì là thiết yếu cho một môi trường học tập: sách hay đồng phục, thư viện hay hàng rào?
Tại sao các vị có thể bỏ ra hàng tỷ đồng xây dựng hàng rào, mà không thể bỏ ra vài chục triệu để mua sách? Tại sao các vị yêu cầu phụ huynh bỏ ra vài trăm ngàn mua đồng phục mỗi năm mà không thể quyên góp được vài chục ngàn mỗi học sinh để mua sách góp vào thư viện? Học sinh sẽ thu được gì từ những bộ đồng phục? Với một quốc gia còn nghèo như Việt Nam, con trẻ đi học vẫn là gánh nặng phần lớn cho các bậc phụ huynh thì tại sao chúng ta không sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất?
Trong chuyến đi Nhật Bản năm 2018, tôi có dịp tham gia ngày hội vui chơi của cô con gái đỡ đầu đang học mẫu giáo ở Hiroshima. Ngày hội của các bé với đủ các trò chơi từ hoá trang, xếp hình, khu nhà đồ chơi, đường hầm, khu học về cây cối và sinh vật… được các cô giáo làm từ thùng carton, bìa tái chế, vỏ hộp sữa mà phụ huynh mang đến từ phế thải ở nhà. Mỗi sản phẩm là một câu chuyện mang màu sắc riêng, đầy sáng tạo. Cách trang trí không chỉ linh hoạt, tiết kiệm mà trẻ còn học được các tính cách ấy qua chính thầy cô giáo của mình. Tôi từng trò chuyện với một cô giáo mầm non ở miền Nam, các cô cho biết tại trường mẫu giáo nơi cô làm việc, đồ chơi thường được thay mới toàn bộ sau mỗi vài tháng. Những đồ chơi công nghiệp được thu hút bởi sắc màu sặc rỡ, vốn ít tâm hồn nhanh chóng trở thành rác thải ra môi trường.
Nếu ai đã đọc tác phẩm “Totto-Chan, cô bé bên cửa sổ” của nhà văn Tetsuko Kuroyanagi, hẳn sẽ biết rằng mái trường Tomoe được xây dựng từ một toa tàu cũ kỹ, nhưng lại là một môi trường thú vị và tuyệt vời nhất trong lòng cô bé. Bởi ở đây, cô được dìu dắt bởi tình thương yêu và tận tuỵ của người hiệu trưởng hết lòng vì học sinh.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
Vietnam reiterates stance after British, Japanese South China Sea drills
She said at a press conference that Vietnam’s position on freedom of navigation in the...
Th9
Chiều Xuân, Minh Quân tham gia MV chống xâm hại trẻ em
Giữ lấy tuổi thơ do Dương Trường Giang sáng tác, có giai điệu nhẹ nhàng,...
Th9
Vợ chết, chồng bị thương nặng trong căn nhà giữa đồng
Căn nhà vợ chồng nạn nhân sinh sống. Ảnh: An Long. Trưa 20/9, hàng xóm...
Th9
Lưu ý bảo vệ mắt khi sử dụng điện thoại trước lúc ngủ
Dù làm việc hay thư giãn, sử dụng điện thoại liên tục sẽ dẫn đến...
Th9
Bắn chết chủ nợ sau hồi cãi vã
Hiện trường vụ nổ súng. Ảnh: Đ.H Khoảng 16h30 ngày 20/9, anh Trần Cao Nguyên...
Th9
Bể nước bẩn 400m3 dưới chân tòa chung cư ở Hà Nội
Chiều 20/9, bể nước cung cấp cho người dân chung cư Tân Tây Đô đã...
Th9
Vụ trưởng từng từ chức vì phản đối cách làm chương trình, SGK
CSGT có nên dừng xe để kiểm tra trên cao tốc?
Nghi phạm cướp ngân hàng tại Tiền Giang tử vong vì ngộ độc thuốc diệt cỏ
Tỉ phú Jack Ma: ‘Alibaba không còn kế hoạch tạo 1 triệu việc làm Mỹ
Bí ẩn chiến đấu cơ ‘con lai’ F-22 và F-35
Tổng thống Moon cùng nhà lãnh đạo Kim thăm núi thiêng, kết thúc chuyến thăm lịch sử
Ca mổ u gan hi hữu: Gia đình yêu cầu không được truyền máu cho bệnh nhi
Những lần lãnh đạo thế giới vào lãnh thổ đối thủ để họp thượng đỉnh
Mỹ có thể không xây căn cứ ‘Pháo đài Trump’ ở Ba Lan
Cựu thủ tướng Malaysia Najib bị truy tố thêm 25 tội danh
Ba lính Mỹ bị thương khi xe tăng Abrams gặp nạn ở Slovakia
Việt Nam lên tiếng về việc tàu chiến Anh, Nhật hoạt động ở Biển Đông
Việt Nam sẵn sàng có biện pháp bảo hộ 4 công dân bị bắt ở Singapore
Vì sao Paektu được Triều Tiên coi là núi thiêng?
‘Thời đại công nghệ không cần bắt trẻ luyện chữ đẹp’
Khó khăn khi thi IELTS để du học Mỹ
TIN NHANH 360°
‘Thời đại công nghệ không cần bắt trẻ luyện chữ đẹp’
Viết chữ đẹp bây giờ là không cần thiết và nó sẽ trở thành một...
Khó khăn khi thi IELTS để du học Mỹ
Hai con đầu của tôi thi TOEFL iBT để làm hồ sơ du học Mỹ...
Phụ nữ độc thân đến 30 tuổi để tìm chồng chững chạc
Tôi có lần thử vào nhóm tâm sự hôn nhân gia đình trên Facebook và...
Nhân viên ngân hàng ‘bán đủ thứ’
Một số đồng nghiệp của tôi sợ hãi khi nghe nhắc đến những chỉ tiêu...
Hai lý do khiến giáo viên Nhật không dạy thêm
Nếu dạy thêm cho chính học sinh của mình ở trường học, giáo viên sẽ...
Tâm lý hài lòng dù tuyển Việt Nam toàn thua
Khi chúng ta đã tự mặc định rằng mình yếu hơn, không thể qua được...
TIN THỊ TRƯỜNG
Triển lãm thương mại Hong Kong lớn nhất Việt Nam khai mạc
Sáng 20/9, triển lãm In Style – Hong Kong chính thức khai mạc tại TP...
Nhà phân phối chính thức của Bosch khai trương văn phòng tại Đà Nẵng
HMH Việt Nam – nhà phân phối chính thức thương hiệu Bosch khai trương văn...
Ông Phùng Quốc Hiển: Tiền của dân, một đồng cũng phải giám sát
“Nhiều điểm cản trở quá trình đầu tư công không hẳn do luật, mà do...
Chung cư Green Pearl chuẩn bị cất nóc
Ngày 23/9, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Phong Phú – Daewon – Thủ...
TNR GoldSeason bàn giao căn hộ cho cư dân
TNR GoldSeason (47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội) vừa bàn giao những căn hộ...
Tinh thần Israel trong các sản phẩm của thương hiệu DeAura
“Có 3 thứ mà người Israel nổi tiếng: trí nhớ, tri thức và công nghệ....