Tôi ‘chơi trội’ lì xì Tết bằng sách

Bao năm qua, nói về văn hóa đọc nhiều người chỉ biết than vãn chứ chẳng chịu làm gì để thay đổi dù là hành động nhỏ nhất.

Tôi từng đọc được tâm sự của một bạn trong hội chơi máy đọc sách rằng từ ngày mua máy, vào quán cà phê đọc sách tự tin hẳn.

Trước đây vào quán cà phê, bạn lôi sách giấy ra đọc giữa một rừng người dúi mắt vào laptop, điện thoại, gõ gõ, lướt lướt thì rất tương phản. Bạn nói rằng có cảm giác như mọi người nhìn và thầm nghĩ: “A, mọt sách, không biết đọc được bao nhiêu mà chơi trội thế”.

Từ đầu tháng Chạp, các chị đồng nghiệp kiêm nội trợ trong cơ quan tôi đã í ới kế toán đổi tiền mới để lì xì. Nhiều bạn làm ngân hàng chắc hẳn cũng bị bạn bè mặt nặng, mặt nhẹ nhờ vả việc này. Tôi trộm nghĩ, lì xì cũng là một hình thức tặng quà ngày Tết cho trẻ con, vậy quà đâu nhất thiết phải là tiền? Sao phải khổ sở đi đổi tiền mới? Sao phải khổ sở, lo lắng vì sợ so bì tiền lì xì ít hay nhiều?

Vì thế, năm nay tôi sẽ “chơi trội”, lì xì trẻ bằng sách. Tôi có nhiều cháu, cháu ruột lẫn cháu họ. Trẻ tiểu học tôi sẽ tặng sách thiếu nhi. Thiếu niên sẽ tặng sách khoa học, đời sống.

Giá một cuốn sách bây giờ trung bình cũng từ 50-70 nghìn đồng, như vậy là quá rẻ nên mọi người cũng đừng than về giá cả. Bao năm qua nhiều người nhìn vào các thống kê mỗi người Việt đọc chưa tới một cuốn sách trong năm rồi than vãn, trách móc giới trẻ lười đọc, trong khi họ chẳng chịu có hành động nào cụ thể để lan tỏa văn hóa đọc cả. Thậm chí chính họ cũng lười đọc, đi cà phê với bạn thì mỗi người đều dùng điện thoại, máy tính.

Tết trong mùa dịch Covid này, hạn chế đi lại du xuân thì tặng sách cũng là một điều hay, thay vì để trẻ chúi mũi vào Facbook.

Hiền Đức

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Những người phụ nữ không muốn rời khỏi căn bếp ngày Tết

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *