Tự ái và cái tôi – Hai trở ngại của lao động tuổi trung niên

Mọi người thường lầm tưởng mình có hàng chục năm kinh nghiệm, nhưng sự thật chỉ có một hai năm và được lặp đi lặp lại mà thôi.

Sau bài viết chia sẻ về những khó khăn khi thất nghiệp tuổi trung niên, độc giả natuan66 chia sẻ:

Tuổi trung niên, đã đi làm gần 20 năm mà không chen chân được vào hàng ngũ quản lý hoặc tự kinh doanh riêng thì chỉ có thể trách bản thân mình thôi. Có những công việc văn phòng đơn giản thì sinh viên mới ra trường hoặc một hai năm kinh nghiệm là làm được. Người trẻ, chịu cày, biết vâng lời, lương thấp… thì không có lý do gì doanh nghiệp tuyển người trung niên.

Mọi người đừng tự huyễn hoặc là mình có 15-20 năm kinh nghiệm, thật ra có người chỉ có một hai năm kinh nghiệm thôi rồi dùng kinh nghiệm đó lặp đi lặp lại trong 15 năm.

Bản thân tôi từng làm quản lý năm 35 tuổi, thật sự tôi cũng không muốn nhận người lớn tuổi cho vị trí nhân viên, vì các bạn trẻ làm tốt hơn. Người trung niên rồi thì không đào tạo lại được vị họ đã định hình tác phong làm việc, gia đình, con cái….

Ở góc độ khác, độc giả Tong Tuong Huy kể: Nói chung đi làm kiếm cơm thì không thể dễ dàng. Người ta trả lương cho mình không phải để mình thoải mái.

Tôi đã 50 tuổi đã làm việc hơn 25 năm nhưng vẫn sợ các sếp nhỏ tuổi hơn, phải cố gắng hoàn thành công việc được giao bất kể khó khăn của cá nhân, vẫn phải chấp nhận sự trách phạt của sếp.

Tôi không trách các sếp vì các sếp còn có các sếp trên nữa, hoặc nếu sếp là chủ thì còn có khách hàng. Cái khó của người lớn tuổi là bỏ qua tự ái và cái tôi, người Á Đông thì lại càng khó, nhưng để muốn tồn tại thì không còn cách nào khác

Độc giả van pham:

Việt Nam mình đa số là các công ty quy mô nhỏ và rất nhỏ. Thời gian hoạt động ngắn. Sẽ không có phúc lợi xã hội tốt. Đến thời gian hoạt động của công ty là bao lâu người ta còn không dám chắc, sao dám đảm bảo phúc lợi đến lúc nghỉ hưu cho người lao động?

Còn ở một số công ty nước ngoài, chắc phải làm ở các công ty Âu, Mỹ thì mới sử dụng người Việt nhiều và có nhiều chế độ thăng chức cho người Việt. Chứ các công ty Trung, Hàn, Nhật thì cũng toàn sử dụng người của nước họ, điều phái sang Việt Nam làm quản lý thôi.

Công việc thì họ chuyên biệt hóa nên đến tuổi 40-45 là gần như không thể tăng thêm kinh nghiệm gì nữa, và họ bắt đầu thấy tốn kém chi phí cho một nhân viên lớn tuổi (lương cao nên chi phí bảo hiểm cũng cao), thay vào đó là sẽ tuyển một người trẻ hơn để đào tạo.

Đến cả các nước như Nhật Bản, các công ty của họ đều quy mô rất lớn, tỏa ra đến gần hết các quốc gia, vẫn còn phải cho người của họ đi làm việc ở nước ngoài thì mới sử dụng được hết lao động của họ cơ mà.

Vì vậy, mỗi người phải tự đánh giá được tình hình của mình thôi. Nếu may mắn đang làm nhà nc thì yên tâm mà nghỉ hưu. Nếu đang làm công ty nước ngoài, có cơ hội lên quản lý thì tiếp tục trau dồi, học tập. Nếu không thì từ trẻ phải tự xây dựng cho mình nguồn thu từ kênh khác, tích lũy đầu tư và có kế hoạch ở tuổi 40.

Chứ cứ an phận đi làm rồi đi về, đến lúc không xin được việc thì cũng không biết tính làm gì hết. Tôi đang làm ở một công ty lớn của Nhật, chế độ hiện tại thì tốt hơn các công ty Nhật khác đã làm qua, nhưng chưa chứng kiến ai nghỉ hưu ở đây cả.

Hữu Nghị tổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Bài học khi tôi nghỉ công ty việc nhẹ, lương cao

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *